BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Rss

31/5/13
CHUYỆN BIỂU TÌNH, GIÁO SƯ TOÁN LƠ MƠ VỀ LUẬT

CHUYỆN BIỂU TÌNH, GIÁO SƯ TOÁN LƠ MƠ VỀ LUẬT

Mõ Làng 
CHUYỆN BIỂU TÌNH, GIÁO SƯ TOÁN LƠ MƠ VỀ LUẬT

Trong bài viết: Quyền biểu tình của công dân GS toán học Hoàng Xuân Phú đã dẫn ra thế này: Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu tình là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định: 
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". 
Mệnh đề "theo quy định của pháp luật" khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền biểu tình, và bộ máy chính quyền dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu tình của công dân trên thực tế. Chưa có luật tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế. 

Câu dẫn Hiến Pháp là đúng nhưng chẳng biết ngữ nghĩa nên GS Phú nói bừa rằng chưa có luật tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế. Đó là sự dối trá nhằm đánh tráo khái niệm. Nội hàm của luật và pháp luật là hai vấn đề khác nhau. Luật là điều nêu lên cho mọi người theo để làm đúng quy ước đã được công nhận. Pháp luậtlà phép tắc do Nhà nước đặt ra để quy định hành vi của mọi người (Từ điển tiếng Việt NXBKHXH-1977). Vậy là cái luật biểu tình có thể chưa có nhưng đã có phép tắc của nhà nước. Trong trường hợp này, đó là Nghị định của Chính Phủ, nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.  

GS Phú cần biết rằng Pháp luật không có nghĩa chỉ là Hiến pháp. Dưới Hiến pháp còn có Luật (Do Quốc Hội làm). Dưới Luật còn có Nghị Định (Do Chính phủ quy định) để hướng dẫn thi hành Luật. Dưới Nghị Định còn có Thông tư (Do các thành viên chính phủ (các Bộ) ban hành) để hướng dẫn thi hành Nghị Định. Dưới Thông tư còn có Quyết Định, Chỉ thị... của các Bộ, ngành ban hành. Tất cả những thứ đó đều được xếp chung vào một khái niệm là "Pháp luật" đấy ông GS ạ. 

Cũng xin nói thêm rằng, các ông có quyền tự do biểu tình, nhưng chúng tôi có quyền không bị biểu tình làm ảnh hưởng. Ông cần quảng trường để biểu tình nhưng tôi cũng cần nó để thi thể thao, diễn văn nghệ. Ông cần đường để đi diễu hành nhưng tôi cũng cần được lưu thông đi làm ăn. Ông cần chỗ công cộng đó để chửi bới, văng tục, xúc xiểm người khác nhưng chúng tôi không muốn nhửng thứ đó văng vào tai chúng tôi. Vì vậy, phải có quy định của pháp luật để điều hòa lợi ích, giải quyết xung đột giữa các ông với chúng tôi. Vậy nên tôi cũng dẫn ra đây Điều 51của Hiến Pháp: Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước đảm bảo quyền công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Nghĩa là phải tôn trọng những quy định khác nhằm bảo vệ sự an toàn, ổn định của xã hội. 

Cần nói thêm rằng chẳng có Hiến pháp của một quốc gia nào có đủ chi tiết để điều chỉnh mọi quan hệ, mọi hoạt động của xã hội cả. Vì vậy, cần phải có luật, mà luật thì không thể ngay một lúc xây dựng đủ, thậm chí chẳng bao giờ đủ vì rằng xã hội vận hành, phát triển không ngừng, loài người cứ chạy theo mà làm luật. Cách đây vài năm làm gì đã có Internet mà ra luật Internet. Đấy là chưa nói đến việc GS Phú còn chưa hiểu Hiến Pháp với Luật là hai khái niệm ở hai cấp độ khác nhau, cái nào chi phối cái nào. Đó, cái gốc  còn lơ mơ mà dám rao giảng lẽ phải! 

GS Phú dẫn ra Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP, do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005, quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, không đề cập đến khái niệm „biểu tình“ được nêu trong Hiến pháp 1992. Ngược lại, khái niệm „tập trung đông người“ được đề cập (21 lần) trong Nghị định số 38/2005/NĐ-CP không xuất hiện trong Hiến pháp 1992. 

Đúng là như vậy, không thể đưa hầm bà làng tất tần tật mọi thứ vào Hiến pháp (đấy là chưa nói đến vấn đề Hiến pháp là khế ước xã hội). Nhưng đừng lờ đi thực tiễn nếu không có tập trung đông người thì có phải là một cuộc biểu tình nơi công cộng. Hay là biểu tình ngồi nhà? Nếu vậy thì không kéo nhau đi tụ tập GS nhé. Cũng đừng lờ đi việc tụ tập đông người đến những nơi công cộng mà không bị Nghị định quy định biện pháp bảo đảm trật tự nơi công cộng điều chỉnh, chi phối nhé. 

Xin thưa GS rằng Nghị định 38 có quy định, nếu tụ tập đông người (theo Thông tư 09 là từ 5 người trở lên) ở nơi công cộng là phải xin phép trước. Và chắc ông biết rõ rằng, để xin phép thì phải có chủ thể chịu trách nhiệm để xin phép, có đơn xin phép, có người đại diện kí đơn và người làm đơn phải có đủ tư cách pháp nhân. Trong đơn phải nói rõ những điều như Nghị định yêu cầu, phải có cam kết tôn trọng luật pháp. Nếu chưa có những thứ đó và chưa được phê duyệt mà cứ tụ tập là vi phạm pháp luật đấy

GS Phú đã dẫn Điều 50 của Hiến pháp 1992: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật". Khi thực hiện các quyền con người (trong đó có quyền biểu tình), công dân chỉ phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành... "Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". 

Chỗ này GS hiểu đúng. Pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng cho biểu tình nhưng đã có quy định về các hành vi khác có liên quan như tụ tập đông người ở nơi công cộng. Khái niệm tụ tập đông người bao hàm cả hoạt động biểu tình trong đó. 

Tiện đây xin nhắc GS và những người đi biểu tình rằng Không những chỉ có Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh hoạt động biểu tình mà còn có Thông tư 09/2005/TT-BCA ngày 5/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38 về biện pháp đảm bảo trật tự công cộng. Trong đó nói rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm; Nguyên tắc xử lí vi phạm; Về thủ tục đăng kí hoạt động tập trung đông người nơi công cộng... Và mới đây, Ủy ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm còn ban hành Quyết định 03/2013/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 Quy định về những hoạt động tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và vườn hoa Lí Thái Tổ nữa đấy. 

Nếu GS và những ai định ra đó biểu tình thì nên đọc cho kĩ những văn bản pháp luật nói trên, đừng để bị chính quyền xử lí.

NÓI CHO KỊP ĐỂ NGÀY MAI ÔNG THẠNH ĐẾN CƠ QUAN CÔNG AN

NÓI CHO KỊP ĐỂ NGÀY MAI ÔNG THẠNH ĐẾN CƠ QUAN CÔNG AN

Mõ Làng 
NÓI CHO KỊP ĐỂ NGÀY MAI ÔNG THẠNH ĐẾN CƠ QUAN CÔNG AN

Trên FB của mình Nguyễn Văn Thạnh đã trưng ra giấy mời của Phòng Bảo vệ chính trị PA61 Công an TP Đà Nẵng ngày mai 31/5/2013 đến Công an phường An Hải Tây, nơi ông Thạnh cư trú để làm việc. Lí do làm việc là về các bài viết (của ông Thạnh) liên quan đến an ninh. Kèm theo là lời tuyên bố của ông Thạnh rằng, sẽ từ chối đến làm việc. 

Sự việc này khiến tôi nhớ lại không phải ông Thạnh là người đầu tiên đưa ra tuyên bố và cách ứng xử như vậy. Mới đây đã có những trường hợp như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Chí Đức…đã tuyên bố như vậy. 

Xin nói luôn, về luật, tuyên bố như vậy là sai. Sai ở đâu? Mời các ông Thạnh đọc điều 4 của bộ Luật hình sự. Ở đó quy định mọi công dân phải có bổn phận hợp tác với cơ quan tố tụng để phòng chống tội phạm. Từ chối một lời mời làm việc để bảo vệ ANTT trong đó có bản thân mình là không có trách nhiệm. 

Luật Tố tụng hình sự cũng nói rõ: người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ phải đến theo giấy triệu tập, nếu không đến thì sẽ cưỡng chế. Vậy là, chỉ cần ông Thạnh có liên quan đến một vụ việc nào đó là cơ quan tố tụng có quyền triệu tập chứ không còn là giấy mời nữa. 

Trở lại vấn đề của ông Thạnh, Phòng PA61 là cơ quan an ninh cấp tỉnh, thành phố họ mời ông đến làm việc có nghĩa là ông là người có liên quan đến vụ việc mà họ đang làm. Đúng ra họ có thể dùng giấy triệu tập để buộc ông phải có mặt. Đằng này họ chỉ dùng giấy mời là có ý lịch sự với ông rồi đó. 

Hơn nữa, họ đã thân chinh đến tận phường nơi ông cư trú để làm việc với ông đã là thêm một lần nữa tỏ ra có thiện chí. Việc có nội dung an ninh và khi chưa có kết luận cuối cùng thì không thể ngồi ở nhà riêng của ông mà làm việc được, vừa bất lợi cho công việc vừa bất lợi cho uy tín của ông. Vì vậy, mời ông đến phường là hợp tình, hợp lí. 

Ông nên biết rằng, trên giấy mời có ghi số lần mời, nếu sau 3 lần mời mà không hợp tác thì ông sẽ bị triệu tập, bị cưỡng chế. Đây là công việc của cơ quan công quyền chứ không phải là đám cưới mà ông nói rằng thích thì đến không thì thôi. Việc ông hợp tác ngay từ đầu chỉ có lợi cho ông mà thôi. Vì rằng, sau này ra tòa ông sẽ được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. 

Tôi thấy rằng, ông nên đọc kĩ bài của Phiên Ngung gửi cho ông sau đây: 

Gửi lúc 21:34, 30/05/2013 - mã số 89015 

Bây giờ ở Việt nam đã gần 9 giờ 30 tối rồi. Tôi hy vọng ý kiến đóng góp của tôi sau đây về vấn đề anh bị PA 61 "mời" làm việc ngày mai về những bài anh viết trên các trang mạng trong thời gian qua mà họ quan tâm về "vấn đề an ninh" (cho chế độ của họ.) 

Trước hết, tôi xin thưa rõ để anh Thạnh thông cảm là tôi không đồng ý với mọi điều luật trong bộ luật hình sự của nhà nước CHXHCNVN nhằm để kiểm soát, hạn chế và tước đoạt các quyền tự do căn bản của người dân Việt nam, những quyền mà công dân các nước dân chủ tự do khác trên thế giới đang được hưởng. 

Ý kiến của tôi về việc công an và an ninh đang áp dụng luật của họ có đúng hay sai cũng không thể xem như việc của ông Đàm Mai Đạo làm đối với ông Trương Duy Nhất mà tôi là một trong những người phê bình ông Đạo. Đơn giản là tôi dựa vào một sự việc đã và đang xảy ra và tôi căn cứ theo luật pháp hiện nay tại quê nhà để góp ý với anh Thạnh với hy vọng giúp anh tránh được thêm những phiền toái sẽ xảy ra. 

Trước hết, tôi xin nêu một thí dụ xảy ra gần đây tại Úc, về một bị cáo bị câu lưu sau khi không đáp ứng "lời mời gọi" đến đồn cảnh sát để trả lời những câu hỏi của cảnh sát. Đó là vị dân biểu liên bang Úc, dơn vị Dobell, bang New South Wales của Úc, ông Craig Thomson. Ông Thomson bị cáo buộc rằng, khi còn là bí thư của nghiệp đoàn nhân viên ngành y tế Úc, đã dùng tiền quỷ của nghiệp đoàn để dùng vào việc tư bao gồm chơi gái. Ông Thomson được giấy mời của cảnh sát bang Victoria mời gởi qua trung gian của cảnh sát NSW để đến đồn cảnh sát bang Victoria để nói chuyễn (thẩm vấn) với cảnh sát, nhưng ông ta không đến, vì thế, cảnh sát NSW đã thay mặt đồng nghiệp Victoria bắt giữ ông Thomson, giao cho nha cải huấn bang NSW để giữ khi ra tòa để bị buộc tội. Tại tòa án, theo nguyên tác, bị cáo bị câu lưu phải qua cuộc lục soát bao gồm trần truồng để khám xét nhằm bảo đảm an ninh cho bị cáo và mọi người. Chính việc một vị dân cử phải qua thủ tục này mà luật sư của ông ta phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, viên thủ hiến NSW thẳng thừng tuyên bố, đó là thủ tục bảo đảm an ninh của Nha Cải huấn bất luận bị cáo là ai. 

Khi sự việc xảy ra, có sự tranh cãi về thực chất của lời/giấy mời tiếng Anh gọi là invitation hay summon tức trát hầu tòa. Dường như có sự hiểm lầm hay cố vấn sơ xuất của luật sư cho ông Thomson về việc ông ta được mời hay bị kêu hầu tòa. Cớ sự xảy ra vì có viên cảnh sát cao cấp bang NSW, hình như là giám đốc nha điều tra cho rằng ông Thomson bị kêu hầu tòa mà không đến nên bị câu lưu. Thực tế thì ông Thomson chỉ được "mời" tự nguyện đến cho lịch sự vì cảnh sát họ muốn dành cho vị dân cử này một lịch sự tối thiểu nên họ mời và nếu không đến thì họ đi bắt nghi can để thẩm vấn. 

Như thế, xét trường hợp ông Thomson, thì cảnh sát bang Victoria đã thâu lượm được một số bằng chứng cho thấy ông Thomson phạm luật Victoria nên họ muốn thẩm vấn ông ta. Họ có hai chọn lựa như đã trình bày ở trên, một là bắt về đồn để thẩm vấn. Hai là mời đến đồn để thẩm vấn cho lịch sự. 

Trường hợp anh Thanh được PA 61 mời đến đồn công an, nếu chiếu theo luật ở VN bây giờ, có lẽ họ đã có đủ chứng cớ anh Thạnh vi phạm luật pháp của họ nên họ mới mời. Mức độ vị phạm như thế nào, chứng cớ ra sao, họ sẽ trình bày khi thẩm vấn anh Thạnh chứ không nhất thiết nêu ra khi đến đưa giấy mời cho anh Thạnh. Nếu họ đến để bắt anh Thạnh về đồn để thẩm vấn về tội trạng "an ninh" như họ nói, họ phải nêu rõ lý do bắt và có trát của tòa hay viện kiểm sát để khám nhà tìm chứng cớ. 

Nếu anh Thạnh nhận lời mời, đến đồn công an ngày mai, thì một là họ thả anh về sau thẩm vấn vì không đủ chứng cớ buộc tội hay chưa đáng để bưộc tội, họ sẽ hoặc cho anh về mà không nói gì, hoặc họ sẽ cảnh cáo, khuyên răn anh về những điều mà họ quan ngại. Hai là họ sẽ giữ anh Thạnh lại "để điều tra thêm". Điều này tùy thuộc vào quy định của luật pháp bên đó để giam giữ bao lâu mới buộc tội. Như trường hợp cháu Nguyễn Phương Uyên, hình như họ đã bắt và câu lưu quá quy địn của luật pháp hay không theo đúng quy định của luật pháp như cho phép luật sư cố vấn cũng như thông báo cho thân nhân. Thứ ba là họ sẽ truy tố ngay sau khi thẩm vấn nếu họ có đủ chứng cớ bưộc tội theo luật pháp của họ. 

Nếu anh Thạnh không đến như lời mời, có lẽ họ sẽ có lịnh bắt anh Thạnh và một trong ba kết cuộc sẽ xảy ra như đã trình ở trên bao gồm việc khám xét nhà tìm tang chứng. 

Cá nhân tôi, căn cứ theo luật pháp hiện nay ở bên nhà, những điều anh Thạnh viết lâu nay chẳng vi phạm và điều khoản nào cả, nói gì đến "an ninh" như viên đại úy PA 61 lập đi lập lại. Anh Thạnh bấy lâu nay, trong các bài viết cho thấy một mong muốn đóng góp cho tha nhân và xã hội. Từ việc lập hội để phổ biến tin tức về bịnh nan y??? mà bản thân anh mắc phải để giúp người đời, đến những đóng góp để tương lai đất nước tốt đẹp hơn, tôi đoan chắc rằng cho dẫu có đồng tình hay bất đồng quan điểm với anh Thạnh, như bản thân tôi từng bày tỏ những việc tôi cho là sai lầm, đều nhìn nhận một điều: Anh Thạnh chẳng muốn làm hại ai mà chỉ muốn dấn thân giúp đời, nói chi đến việc anh ta làm hại đến an ninh của đất nước. 

Tôi mong mấy người sẽ "làm việc" với anh Thạnh nên đọc cho kỹ những bài viết để thẩm định những điều anh Thạnh trình bày cho công bình với anh Thạnh và mọi người. 

Riêng bản thân anh Thạnh và gia đình, tôi xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp. Mong anh tai qua nạn khỏi. 

30/5/13
Từ quechoa.vn chuyển sang quechoa.info

Từ quechoa.vn chuyển sang quechoa.info

Cái tin blog Quechoa.vn của Bọ Lập bị chặn không biết là một tin nên vui hay nên buồn. Người buồn nhất chắc hẳn phải là Bọ Lập vì từ nay Bọ không được bận bịu với những công việc mà như Bọ nói là đón tiếp những bạn văn, duyệt bài và vô số công việc khác. Bọ buồn thì tôi cũng buồn vì một sân chơi rộng mở như vậy nay sẽ vắng bóng đi những người cổ vũ, reo hò nên nó cũng không được ồn ào như trước.
        Bỏ qua câu chuyện ai ra tay chặn Blog này vì chắc phải vì một lí do nào đó nên nó mới bị chặn, cái mà chúng ta quan tâm rồi đây khi chuyển từ một tên miền này đến một tên miền khác không còn quen thuộc thì Bọ Lập có còn đủ nhiệt huyết để bước trên chặng đường mình đang đi không? Tôi chắc chắn một điều là sẽ có một giây phút nào đó Bọ chán chường, chán ghét chính cái Blog mà Bọ đã tâm huyết xây dựng nên bởi ai cũng biết Bọ làm Blog này cũng chỉ để mình chơi, hết bạn chơi thì Bọ còn tiếp tục làm gì nữa. 
        Vậy, cái gì khiến một đứa con tinh thần rơi vào tình cảnh có phần khốn cùng và bi thương như vậy? Tại chính những cơ quan chức năng đứng ra chặn Blog này vì những vi phạm về nội dung và hình thức truyền tải chăng? Và chúng ta cũng đủ khôn ngoan để hiểu rằng, có biết bao nhiêu Blog "mọc lên như nấm" nó vẫn sống đấy thôi. Nó sống bởi chủ nhân của họ không làm điều giống Lập. Lập đã bỏ ngoài tai những quy định về khuôn phép thường thấy, tự cho mình quyền được phát ngôn mọi thứ mà không cần quan tâm điều đó có phù hợp với quy luật, với luân thường hay không và thậm chí Lập còn lớn tiếng phủ định hết thảy những văn bản quy định liên quan đến Blog. Nếu ở một người bình thường khi bước vào cuộc chơi này họ đã dành cho mình một tí thời gian để đọc, để hiểu Ban tổ chức yêu cầu cái gì, cái gì được làm, không được làm và cái quan trọng là họ tiếp thu rồi để mà thực hiện. Còn Lập thì sao? Anh cũng nghe đấy, cũng đọc đấy nhưng đọc xong, nghe xong để rồi để đấy. Cái phá cách của anh là ở chỗ này và chính nó là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh ngày hôm nay. Có thể Ban Tổ chức cuộc chơi không có chế định cho những người chủ như Lập nhưng những đứa con tinh thần của anh liệu có một chế tài nào không? Qua việc này mới thấy, Ban Tổ chức mà đại diện ở đây là cơ quan nhà nước luôn có cách làm cho cuộc chơi được công bằng nhất. Và suy cho cùng đó là điều được cần cho mọi cuộc chơi.
        Trong số các bạn trẻ hôm nay, nếu hỏi 100 người thì có tới 99 người sử dụng Facebook? Vậy trong số 99 người ấy có ai biết luật chơi của trang mạng này không? Chắc có người sẽ không biết là nếu có số lượng thành viên là bạn nhiều quá thì ngay lập tức những người quản trị sẽ phế truất chính Facebook của bạn hoặc nó sẽ bị khóa trong một thời gian. Còn nếu muốn duy trì chính điều này thì bạn phải trả phí cho chính những người quản trị, những người sáng lập nên trang này. Có chăng, câu chuyện Blog của Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị chặn cũng chính vì những phá cách, những phá rào từ một cuộc chơi như thế!
        Rồi đây nếu Quechoa.info bị chặn nốt thì liệu Lập có chịu từ bỏ Quechoa không?
Theo Mõ Làng
27/5/13
Chuyện về Người : Kì 1 - Đây là cánh cửa hòa bình

Chuyện về Người : Kì 1 - Đây là cánh cửa hòa bình

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các n­ước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa tr­ước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.

Chuyện về Người : Kì 1 - Đây là cánh cửa hòa bình

Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ t­ướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ tr­ưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. B­ước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ t­ướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ t­ướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

- Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tư­ơi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ t­ướng Nêru:

- Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ t­ướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

- Thư­a Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.

Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư­ luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: đây là cánh cửa hoà bình.

BBT - Sưu tầm
Việt Nam - Đã sinh ra một con người như thế

Việt Nam - Đã sinh ra một con người như thế

Vô Danh

Có một Người Việt Nam, sinh ra khi nước nhà mất đi nền độc lập, lớp lớp cha anh ngã xuống nhưng ngọn lửa yêu nước vẫn cháy trong lòng mỗi người dân đợi chờ một luồng gió để bùng cháy...

Có một Người, đôi bàn tay trắng, hành trang mang theo niềm tin cho một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Bước xuống một chiếc tàu viễn dương, thực hiện một cuộc hành trình gian nan, từng chịu khổ sở tù đày, giày vò thể xác. Vượt qua gian khổ đánh bại hai kẻ thù hùng mạnh nhất trong lịch sử. Cảm nhận niềm vui vinh quang cùng đất nước. Ra đi để lại một căn nhà nhỏ, đôi dép cao su đã cũ và bản di chúc bất hủ trong cái ngày mà triệu người rơi nước mắt Có một Người không gia đình, nhưng triệu người con. Với tên gọi thân thương là Bác

Hồ Chí Minh - Đẹp Nhất Tên Người,


Có một con người của định mệnh, tiên đoán được con đường đấu tranh của dân tộc mình, là làn gió thổi bùng ngọn lửa yêu nước của Nhân dân. Và.... Ra đi đúng vào ngày đọc bản Tuyên ngôn khai sinh đất nước

Có một Người mà chỉ cần một câu :"Tôi nói đồng bào nghe rõ không?" lập tức rung chuyển một câu trả lời: "Có!!" Có một Người mà đạo đức, phẩm chất của Người kẻ thù kính phục, sức học của Người khiến mọi người ngưỡng vọng, khả năng ngoại giao của Người khiến từ bẹn bè đến đối phương nể trọng, kiêng sợ. Cách lãnh đạo của Người khiến một đất nước tin yêu tuyệt đối, lần lượt vượt qua sóng gió đến mục tiêu cuối cùng

Có một Người mà những bài viết của người giản dị mà sâu sắc, gần gũi đơn sơ nhưng sắc bén hào hùng, mang màu sắc chính trị nhưng vẫn đậm chất tài hoa của một tâm hồn Việt Nam.

Có một Người gần gũi với Nhân dân, rơi nước mắt trước sự hi sinh của đồng bào. Ôm hôn những người nông dân đang lấm lem bùn đất, xắn tay xuống ruộng, tát nước đào kênh, đào ao nuôi cá. Tặng kẹo cho thiếu nhi, đến bên mâm pháo của chiến sĩ, dẫn đạo quân triệu người ra trận, trở mình nghĩ đến cái rét của nhân dân, không có thời khắc nào của nhân dân mà người không từng nghĩ đến, từng có mặt

Có một Người ai đã từng gặp đều không thể nào quên, hàng ngày vẫn có lớp lớp người thăm viếng hương hồn không ngớt lời thương tiếc

Có một Người đã mất hơn 4 thập kỉ, mà đến nay những đứa trẻ vẫn nhớ về như hình tượng của một cái gì đó thuần khiết, vĩ đại, một cái gì đó kết tinh nhất của nơi mình được sinh ra Việt Nam muôn năm- Hồ Chí Minh muôn năm

Sưu tầm
21/5/13
Hiểu biết cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam

Hiểu biết cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Có những tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo; cũng có những tôn giáo nhỏ ít tín đồ như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Ba Hai v.v. Trong giai đoạn hiện nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đang diễn ra sôi động  và đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều lễ hội được tổ chức với quy mô ngày càng lớn trên phạm vi cả nước. Các ngày lễ trọng trong các tôn giáo như lễ Nôen trong Thiên Chúa giáo hay lễ Phật đản trong Phật giáo… và tín ngưỡng dân gian đã trở thành ngày hội chung của nhiều người. Từ đó có thể thấy, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ trong các tôn giáo mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy thời gian qua đã, đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Sự quan tâm đó được thể hiện trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo… và nhiều chỉ thị, pháp lệnh, quyết định về công tác tôn giáo. Điều đó để thể hiện sự quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng, và là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng và Nhà nước ta.
Với sự quan tâm đó và nỗ lực của các tôn giáo nên thời gian vừa qua các tôn giáo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Một buổi lễ cầu an
Thời gian trước, chỉ có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có nhiều thuận lợi. Nhà nước tiếp tục xem xét, cho đăng ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức, hệ phái tôn giáo khác. Giờ đây, các tôn giáo ở Việt Nam đã có một hệ thống cơ cấu tổ chức riêng được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Phật giáo có tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại diện cho phật tử trong và ngoài nước. Công giáo có Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đạo Tin Lành có 9 hệ phái là: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miềnNam), Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Tổng Hội Thánh Báp tít Việt Nam (Ân điển - Namphương), Hội Thánh Mennoite Việt Nam, Hội Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam, Hội Thánh Báp tít Việt Nam. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chính quyền các cấp đang triển khai Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; hướng dẫn cho các điểm, nhóm Tin Lành đăng ký hoạt động, từng bước giúp đỡ và tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin Lành ổn định sinh hoạt tôn giáo. Đạo Cao Đài đã có 10 tổ chức, hệ phái được công nhận tư cách pháp nhân là: Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Chiếu Minh Châu Long, Cao Đài Truyền Giáo, Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Bạch Y, Cơ quan Phổ thông giáo lý, Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Cầu Kho Tam quan. Phật giáo Hoà Hảo có Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Hồi giáo có 3 địa phương là Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, Hội đồng Sư cả Bàni tỉnh Ninh Thuận. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam được công nhận tổ chức với 4 cấp. Đạo Baha’I được công nhận tháng 8/2008. Minh Lý đạo – Tam tông Miếu được công nhận ngày 1/10/2008. Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư đạo được công nhận ngày 1/10/2008. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được cấp đăng ký hoạt động theo từng chùa vào tháng 7/2005. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được cấp giấy đăng ký hoạt động về mặt tổ chức vào ngày 4/6/2006.
Bên cạnh đó cơ sở thờ tự trong các tôn giáo luôn được Nhà nước bảo hộ và cho phép tu bổ, sửa chữa cũng như xây dựng mới nen ngày càng khang trang, sạch đẹp, đội ngũ chức sắc các tôn giáo cũng đã tăng lên; ngày càng nhiều các ấn phẩm tôn giáo của các tôn giáo được xuất bản. Đặc biệt trong những năm qua, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đang xúc tiến việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là tiếng Bana, Êđê và Giarai. Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như chức sắc tín đồ đi học tập, nghiên cứu, hội thảo, thăm thân nhân ở nuớc ngoài cũng đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt tôn giáo thuận lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo trong nước có điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại tôn giáo, quan hệ và giao lưu với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Qua những hoạt động đó, một mặt các tôn giáo tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, mặt khác làm rõ sự đúng đắn của chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam trước thế giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Có thể nhận thấy ngày nay, hầu hết các tôn giáo cùng các chức sắc, tín đồ hoạt động với đường hướng đồng hành cùng dân tộc, Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, củng cố đoàn kết tôn giáo cũng như đoàn kết toàn dân, tham gia các hoạt động xã hội đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó là niềm vui của các tôn giáo, của đồng bào có đạo và của cả dân tộc; là nền tảng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
no image

Đồng ý hay phản đối việc đổi tên nước ???

Sau một thời gian tiến hành lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sủa đối Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo và sửa đổi Hiến pháp đã thu được rất nhiều góp ý với tinh thần nhiệt huyết của nhân dân. Sau khi tổng hợp, chọn lọc các ý kiến, Ủy ban dự thảo và sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra một bản dự thảo thể hiện tổng thể các ý kiến đóng góp và đáng chú ý là việc đề xuất đổi tên nước đang được rất nhiều người quan tâm và đã có những ý kiến khác nhau.
Theo quan điểm của tôi, không nên đổi tên nước vì tên nước hiện tại và tên nước được đề xuất không khác nhau về mặt chỉnh thể; hơn thế, tên nước hiện tại đã được thế giới công nhận, thể hiện vị trí, uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Theo một số ý kiến đổi tên nước thành “Việt Nam dân chủ cộng hòa” sẽ thể hiện rõ quyền nhân dân hơn thì không thuyết phục, tên cũ hay tên mới đều không thể hiện điều đó; điều quan trọng là thể chế chính trị của đất nước, chế độ chính trị hiện tại có làm được điều đó hay không và thực tế là từ khi lấy tên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” nhân dân Việt Nam luôn được đảm bảo những quyền đó. Mặt khác, việc đổi tên nước sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề cần phải thay đổi theo sẽ gây ra rất nhiều biến động và tốn kém cho đất nước. Thậm chí, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân đổi tên nước, một số kẻ cũng lợi dụng để tuyên truyền nói xấu chế độ, phủ nhận những thành quả, chế độ XHCN; hay xuyên tạc rằng đây là việc làm của Chính phủ nhằm giải cứu thị trường bất động sản…
Việc đổi tên nước là một việc hết sức quan trọng của đất nước, phải dựa trên ý nguyện hợp tình, hợp lý của nhân dân và những căn cứ rõ ràng, cụ thể; mọi người cần có những góp ý khách quan, phù hợp; tránh bị tác động bới những luận điệu trên làm suy nghĩ bị lệch lạc.
18/5/13
Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên người

Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên người


Kính gửi đến các bạn đọc bộ ảnh do BBT Blog tổng hợp và gửi đến bạn đọc nhân dịp chào mừng kỉ niệm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2013)
Bộ ảnh có tựa đề "Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên người".


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng



Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng



Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng

Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng


Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng





































BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU THIẾU NHI QUỐC TẾ



Bác Hồ và các cháu thiếu nhi Hungari, ngày 4/8/1957


Bác Hồ và các cháu thiếu nhi Ba Lan, năm 1957


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Nam Tư, năm 1957


Bác Hồ và các cháu thiếu nhi An-ba-ni, năm 1957


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Bungari, ngày 16 tháng 8 năm 1957


Bác Hồ và Thủ tướng Nê-ru thăm học sinh trường khiếm thị 
nhân dịp Người sang thăm Ấn Độ, tháng 2/1958


Bác Hồ và các cháu dự trại hè thiếu nhi Đức và Hungari 
tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Đức, năm 1957


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Tát-gi-ki-xtan, ngày 27/7/1959


Bác Hồ và Tổng thống Xu-các-nô với các cháu thiếu nhi Indonexia, ngày 2/3/1959



Bác Hồ vui tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội và Quốc tế, ngày 27/9/1958



Các cháu thiếu nhi Pháp tặng hoa Bác Hồ trong dịp Người dẫn đầu đoàn đại biểu
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm nước Pháp, năm 1946


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi tỉnh Giang Tô, CHND Trung Hoa, ngày 19/5/1961


Bà con kiều bào và các cháu thiếu nhi Việt Nam ở Thái Lan về nước
chuyến đầu tiên đến thăm và chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, ngày 29/1/1960



Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi quốc tế trong đêm liên hoan 
mừng ngày Quốc tế thiếu nhi tổ chức tại Phủ Chủ tịch, ngày 31/5/1960 


Bác Hồ và các cháu thiếu nhi Mông Cổ tháng 7/1955


Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh, CHND Trung Hoa, ngày 27/6/1955



Các cháu thiếu nhi thủ đô Mát-xcơ-va hân hoan chào đón Bác Hồ, ngày 27/8/1957



Bác Hồ và các cháu thiếu nhi Hà Nội và Quốc tế vui tết Trung thu, 
tại vườn hoa Phủ Chủ tịch


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trường Trung học số 28 Bình Nhưỡng, 
CHDCND Triều Tiên, tháng 7/1957


Các cháu thiếu nhi Ru-ma-ni vui mừng chào đón Bác Hồ sang thăm hữu nghị, 
ngày 17/8/1957


Bác Hồ thân mật trò chuyện cùng các cháu thiếu nhi Tiệp Khắc và Việt Nam 
nhân dịp Người sang thăm Tiệp Khắc, năm 1957



Bộ ảnh có tham khảo thông tin, hình ảnh từ một số trang mạng khác trên Internet.

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved