23/3/13

Vài suy nghĩ về văn hóa ứng xử hiện nay


Tác giả : Vân Thanh

Thanh niên đang đối mặt nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phù hợp truyền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc và khách quan.

Trong mỗi người đều có thể nhìn thấy những cái xấu của người khác một cách dễ dàng, song để nhận ra lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình thì không đơn giản. Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vì, "Văn hóa" là những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh. "Ứng xử" là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác. Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh.
Vài suy nghĩ về văn hóa ứng xử hiện nay

Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Về hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình.
Hiện nay, một bộ phận thanh niên không nhỏ, đã sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống và đồng tiền, một bộ phận đang có biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhạt phai lý tưởng, chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất tầm thường …thanh niên đang phải đối diện với mặt trái của cơ chế thị trường, cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu …trong thời dại ngày nay, nó diễn ra một cách nhẹ nhàng, không ầm ỉ, không ồn ào, không tiếng súng, không khói lửa nhưng thật dữ dội và quyết liệt, không có máu nhưng có nước mắt, không chia cách nhưng đầy đau thương, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại.
Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong giới trẻ, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ có cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người chung quanh để làm chuyển biến nhận thức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vào những hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng những tấm gương gần gũi như bạn bè, người thân, những tấm gương điển hình cùng trang lứa để tác động lên nhận thức, tình cảm và nhất là khơi gợi lòng tự trọng của họ; tổ chức các Diễn đàn thanh niên nói về sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa... Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội.
Để đạt được trọng trách thanh niên là rường cột của nước nhà, mỗi chúng ta trước hết phải học tập để luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng của Bác Hồ, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà và Bác Hồ kính yêu cũng đã dạy : “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” và trong mỗi chúng ta, ai ai cũng phải đi qua tuổi thanh niên của mình với một khoảng thời gian nhất định, cho nên chúng ta phải sống có ích để  trở thành những hình ảnh đẹp trong thanh niên và trong cộng đồng xã hội; nói một cách cụ thể hơn là, phải sống có lý tưởng, sống có bản lĩnh, sống có lao động, sống có trí tuệ và sống có văn hóa, văn minh lành mạnh.
Ông bà ta đã có câu đúc kết ngắn gọn “tiên học lễ, hậu học văn”. Chữ “lễ” ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm ý nghĩa ở cách cư xử trong cuộc sống,  đó là lòng trắc ẩn, sự cảm nhận khó khăn của người khác... Và từ đó có những hành động cụ thể giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn khi họ cần đến. Thiết nghĩ, việc cần phải giáo dục thế hệ trẻ biết chia sẻ, biết sống quan tâm đến cộng đồng đang là vấn đề cần sự quan tâm của từng gia đình và sự chung tay của xã hội.


BÌNH LUẬN FACEBOOK


57 nhận xét:

  1. Học lễ rồi mới học văn . Các cụ ngày xưa dạy quả không sai . Đúng như Bác nói
    "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" .

    Trả lờiXóa
  2. Tiên Học Lễ - Hậu học văn đó là lời mà cha ông ta đã dạy, con người phải có lễ nghĩa , văn hóa do đó văn hóa ứng xử khi giao tiếp là rất quan trọng mỗi người hãy tạo cho mình cách ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa, có lễ nghi như thế sẽ thân thiện và quý mến nhau hơn

    Trả lờiXóa
  3. Việc học cách ứng xử giao tiếp là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi bản thân chúng ta, con người có văn hóa là người biết cách ăn nói biết cách ứng xử hài hòa với người xung quanh

    Trả lờiXóa
  4. Cần phải có văn hóa ứng xử bởi vì ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh. Vì thế để đánh giá ai đó thì việc đầu tiên chính là xem cách ứng xử của người đó khi giao tiếp quan hệ

    Trả lờiXóa
  5. con người phải có lễ trước tiên , rồi mới học văn hóa , học thành tài được . Đúng như lời Bác Hồ răn dậy : "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" .

    Trả lờiXóa
  6. Học cách để giao tiếp ứng xử trong mọi hoàn cảnh mọi trường hợp, trở thành một con người có văn hóa, có đạo đức, nhanh nhẹn và linh hoạt trong cuộc sống là điều nên làm trong quá trình hoàn thiện bản thân

    Trả lờiXóa
  7. Trên con đường đi đến thành công, đi đến hoàn thiện bản thân mình thì mỗi người cần học hỏi và tạo cho mình lối sống văn hóa trong giao tiếp ứng xử

    Trả lờiXóa
  8. Khi không có được một giá trị nền tảng văn hóa vững chắc, nhiều người sẽ không biết khi nào và nơi nào cần hoặc không cần đến tư duy chiến lược. Một sự khủng hoảng về văn hóa ứng xử có thể khiến người ta mất phương hướng, không biết nên đi theo giá trị nào, tiềm lực phát triển của đất nước vì vậy sẽ bị triệt tiêu.

    Trả lờiXóa
  9. Cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong xã hội, như cành cây đầy sức sống đang căng đầy chồi non mỗi dịp xuân về. Chính những điều này tiếp thêm niềm tin cho mọi người về một cái kết đẹp của hành trình đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử.

    Trả lờiXóa
  10. Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng cũng là việc làm giúp cho mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy tự hoàn thiện về nhân cách bản thân, hướng tới cái đẹp của chân, thiện, mỹ.

    Trả lờiXóa
  11. "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" đó là một trong những văn hóa ứng xử mà ta cần học tập bởi vì Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của giao tiếp. Mọi khổ đau bất hạnh trên đời này đều từ lời nói mà ra. Lời nói khởi đầu cho tất cả sự việc.

    Trả lờiXóa
  12. Để có được văn hoá ứng xử tốt mỗi người phải không ngừng rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như nỗ lực trau dồi những kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống. Tri thức nhân loại cùng với những trải nghiệm trong cuộc sống là cơ sở vững chắc nhất để từ đó con người đạt tới nghệ thuật trong văn hoá ứng xử.

    Trả lờiXóa
  13. Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Để có được cách ứng xử tốt thì ai cũng có quá trình rèn luyện thường xuyên

    Trả lờiXóa
  14. Ngày nay nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, và nền văn hóa cũng bị ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, chúng ta cần biết chọn lọc những thứ phù hợp với văn hóa của Việt Nam để giao lưu, chúng ta không thể tự đánh mất mình mà cần giữ bản sắc của riêng mình.

    Trả lờiXóa
  15. văn hóa ứng xử trong giới trẻ hiện nay đang xuống cấp một cách trầm trọng . Với sự biến hóa của ngôn ngữ tiếng việt , không còn trong sách của ngôn ngữ nữa .

    Trả lờiXóa
  16. Thực trạng hiện nay một bộ phận đang chạy theo lối sống phương tây, đang sa đà vào những trào lưu mới trong xã hội mà quên đi văn hóa bản sắc dân tộc. Do vậy cộng đồng cần giáo dục nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về vai trò giữ gìn truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc . "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" .

    Trả lờiXóa
  17. trong giới trẻ hiện nay có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có những lời nói, hành động thiếu văn hóa, làm mất đi vẻ đẹp của con người việt nam.. thật đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  18. Không chỉ là cách ứng xử vô văn hóa mà hiện nay bệnh vô cảm càng ngày càng trở nên trầm trọng ở nước ta, nhiều người chỉ biết đến mình quay lưng với những khó khăn của người khác đang phải đối mặt, tình hình tai nạn giao thông mà người đi đường mặc kệ là một ví dụ.

    Trả lờiXóa
  19. cần phải giáo dục, nâng cao văn hóa của tầng lớp thanh niên hiện nay, thanh niên chính là cái gốc, là người chủ tương lai của xã hội, nếu những người chủ này là những người vô đạo đức, vô văn hóa thì đất nước ta sẽ đi về đâu.

    Trả lờiXóa
  20. ứng xử hiện nay rất mất thuần phông mỹ tục. mà nhất là nó lại xảy ra với những cán bộ lãnh đạo khi họ tiếp xúc nhân dân. cần nâng cao giáo dục chính trị tư tưởng văn háo ứng xử

    Trả lờiXóa
  21. Đất nước ta càng ngày càng phát triển, đi đôi với đó cần phải có những cách ứng xử có văn hóa điều đó là trách nhiệm của toàn dân, và chủ đạo là từ gia đình và nhà trường

    Trả lờiXóa
  22. trong những bộn bề của cuộc sống chỉ vì quá lo nghĩ về cơm áo gạo tiền mà con người ta giường như đánh mất cái văn hóa ứng sử với nhau sao cho đúng, sao cho đẹp, sao cho văn minh rồi!

    Trả lờiXóa
  23. không thể để mất đi những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam được, phải có những hành động cụ thể để có thể nâng cáo được ý thức trong văn hóa ứng xử của thanh thiếu niên.

    Trả lờiXóa
  24. đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế nên cũng có thể du nhập vào đất nước t nền văn hóa của nước ngoài, ko tránh khỏi sự thay đổi này

    Trả lờiXóa
  25. Tác giả nói rất hay, tự nhìn nhận tật xấu của bản thân mình quả là điều rất khó vài đức Phật có lời dạy rất chí lý rằng: "Kẻ thù lớn nhất của đời mình lại là chính mình"

    Trả lờiXóa
  26. Thế hệ cha anh đi trước luôn sẵn sàng hy sinh máu xương cho dân tộc. Lý tưởng sống của họ được bồi đắp liên tục. Tấm gương về đức hy sinh cao cả của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Châm cần được tuyên truyền, giáo dục cho nhiều thế hệ trẻ

    Trả lờiXóa
  27. Giới trẻ bây giờ cần xem lại văn hóa ứng xử của mình đi, các bạn bây giờ bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây quá nhiều rồi, cần chọn lọc những cái hay, thích hợp với văn hóa Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  28. Đừng gộp tất cả giới trẻ lại thành một để phê phán Linh ku! ở bất cứ đâu cũng dễ dàng bắt gặp những hành động tuy nhỏ nhưng đầy tình người của thế hệ thanh niên ngày nay

    Trả lờiXóa
  29. Việc học cách ứng xử trong xã hội rất được quan tâm, nhất là trong giáo dục. Ngay từ khi còn trên ghế học sinh đã được rèn rũa đạo đức rồi. Ra ngoài xã hội các em học hỏi thêm từ những gì nhìn được nghe được để hình thành nhân cách.

    Trả lờiXóa
  30. Hiên nay có một bộ phận thanh thiếu niên thờ ơ với việc trau dồi, rèn luyện đạo đức nên có những hình ảnh về ứng xử không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam. Hãy hội nhập có chọn lọc để giữ gìn những giá trị văn hóa vô giá của dân tộc

    Trả lờiXóa
  31. Bản thân tôi là một thanh niên Việt Nam. Tôi luôn mang trong mình tình yêu, nhiệt huyết muốn cống hiến của tuổi trẻ. Thế hệ thanh niên hãy là lá cờ đầu, xung phong trên những trận tuyến, để đóng góp một phần công sức bảo vệ đất nước.

    Trả lờiXóa
  32. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”, mà để củng cố vững chắc nền tảng ấy thì những ứng xử văn hóa của từng người trong xã hội, đặc biệt là người có chức có quyền, những người mà các cụ ta xưa răn dạy là phải biết “nghĩ mình phương diện quốc gia, quan trên nhắm xuống, người ta trông vào” có một tác động rất lớn.

    Trả lờiXóa
  33. vào thời buổi của kỹ thuật truyền thông mang tính đại chúng có sức phổ biến nhanh nhạy và rộng khắp như bây giờ, thì nhất cử nhất động của những ứng xử văn hóa, rất văn hóa, kém văn hóa, hay phản văn hóa sẽ lập tức phát huy tác dụng ngay. Tác dụng tốt hay tác dụng xấu đều có sức lan tỏa rất rộng rất nhanh, và tác động ngay đến lớp trẻ.

    Trả lờiXóa
  34. So với nhiều dân tộc trên thế giới, Nhất Bản là đất nước có nhiều đặc điểm gần với Việt Nam, nhưng phong cách ứng xử của người Nhật nổi tiếng lịch sự, nhã nhặn và trách nhiệm trên thế giới. Để có được điều đó, trẻ em Nhật phải chịu rèn luyện rất nghiêm túc từ khi còn trứng nước.

    Trả lờiXóa
  35. Suy cho cùng, khi người lớn hành xử thiếu văn hóa, thì trẻ em sẽ bắt trước làm theo, và ngược lại. Để chặn đứng những thói hư tật xấu đang làm “mất mặt” người Việt trong mắt bạn bè quốc tế, thật sự cần nhận thức và sự thay đổi của những người lớn. Thay đổi trước, rồi mới đến giáo dục trẻ em trong gia đình, nhà trường… Đến lúc đó, những bài học về dạy trẻ của người Nhật mới thật sự có giá trị và người ta mới dám hi vọng về những thế hệ trẻ nối tiếp văn minh, lịch sự.

    Trả lờiXóa
  36. Ta sống không vì những ý kiến người khác nhưng lòng tự trọng không cho phép ta để những hình ảnh xấu về mình. Làm gì là quyết định, là tự do và là sự tự chịu trách nhiệm của mỗi người, từ mỗi người thành một cộng đồng. Điều duy nhất chi phối đến hành động của mỗi người chính là tình cảm và lý trí của người đấy. Vậy nên khi tình yêu thương trong bạn càng nhiều, bạn sẽ càng đối xử tốt với từng chừng nấy, bất kể là gì. Còn khi hiểu biết của bạn càng rộng, bạn sẽ càng bớt đi những hành động “thiếu hiểu biết”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Đình Trung nói hay lắm. Sống là phải như vậy, muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết phải tôn trọng họ, muốn người khác nghĩ tốt về mình thì phải hành xử cho tốt cho đẹp. Cách ứng xử của bạn nói lên con người bạn. Trong ứng xử thì cần tình yêu thương và sự hiểu biết và cũng cần cả kinh nghiệm nữa bạn.

      Xóa
  37. Thiết nghĩ, con người có thể sống với nhau lâu dài không phải vì vật chất mà chính là vì một chữ "tình". Một chứ tuy ngắn ngủi nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa, giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống, đôi khi lại chia sẻ với ta những vất vả, khó khăn trong cuộc sống này. Hi vọng mỗi chúng ta đều biết trân trọng một chữ đó.

    Trả lờiXóa
  38. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. hãy học cách ứng xử tốt để cho quan hệ giữa người với người luôn được thân thiện.
    các cụ vẫn dạy Tiên Học Lễ - Hậu học văn đó là lời mà cha ông ta đã dạy, con người phải có lễ nghĩa , văn hóa do đó văn hóa ứng xử khi giao tiếp là rất quan trọng mỗi người hãy tạo cho mình cách ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa, có lễ nghi như thế sẽ thân thiện và quý mến nhau hơn

    Trả lờiXóa
  39. "Trong mỗi người đều có thể nhìn thấy những cái xấu của người khác một cách dễ dàng, song để nhận ra lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình thì không đơn giản." Tôi thấy câu nói này trong bài thật là đúng. Càng ngày tôi càng thấy các bạn trẻ đang đi lệch đường với những lễ nghĩa, văn hóa, ứng xử của ông cha ta. Có lẽ các bạn trẻ xem nhiều phim ảnh bạo động, rẻ tiền nên bị ảnh hưởng chăng, hay cũng một phần do giáo dục của ta còn lệch. Học sinh ngày càng nặng về kiến thức nhưng bị coi nhẹ phần đạo đức. Bác đã từng nói "có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" quả không sai.

    Trả lờiXóa
  40. Theo tôi tiền không phải là tất cả. Có những thứ mà tiền không mua được đó là sự trung thực, cởi mở, hòa nhã với mọi người. Có người nhiều tiền lúc nào cũng khinh khỉnh thì chẳng ai tôn trọng. Tôi nói vậy để thấy rằng giá trị đạo đức, văn hóa ứng xử giữa con người với nhau mới là cái quan trọng. Ấy vậy mà ngày nay có một bộ phận giới trẻ dường như họ coi thường văn hóa ứng xử. Ngay cách chào hỏi còn không có chứ chưa nói đến cái khác. Có nhiều bạn học vấn thì cao mà văn hóa lại thấp vô cùng. Điều đó biểu hiện nền giáo dục có vấn đề. Mà ở đây chúng ta cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để cho việc giáo dục con người ngày một tốt hơn. Bác đã nói 10 năm trồng cây 100 trồng người. Chính tỏ rằng chúng ta cần mỗi người tự ý thức cho mình rèn luyện cho bản thân sống làm sao phải có văn hóa, có tình người đừng vô cảm như một số bạn trẻ hiện nay.

    Trả lờiXóa
  41. Giáo dục nếp sống, lối sống đẹp đã được tổ chức Đoàn thành niên đề ra và thực hiện trong nhiều năm nay và đã có nhiều kết quả mang lại. Văn hóa ứng xử cũng là một phần của kỹ năng sống. Xử lý tinh tế, văn hóa trong mọi tình huống là mục tiêu mà mỗi con người chúng ta đều hướng đến, nhiều bài viết và các ứng xử trên mạng xã hội hiện nay cần lên án. Cứ vào mạng xã hội nhiều sẽ thấy được văn hóa ứng xử đang cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  42. Bài viết của tác giả Vân thanh rất hay và nó càng có ý nghĩa trong tình hình hiện nay. Văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng đang bị tác động mạnh của quá trình hội nhập quốc tế... trong đó, giới trẻ đang bị tác động rất nhiều từ những luống văn hóa lại căng, phi truyền thống từ bên ngoài, nhiều người ngộ nhận những cái mới, cái "lạ" từ bên ngoài vào là tốt là đáng học tập theo... đây chính là xu thế để các luồng văn hóa độc hại tác động vào giới trẻ hiện nay. Có nhiều giải pháp để cải thiện thực tế này ở Việt Nam hiện nay, nhưng theo tôi cái gốc của vấn đề đó là ... phải biết nhìn nhận,phát huy những nét đẹp trong ứng xử truyền thống của ông cha ta.Nếu xuất phát từ những nét đẹp đó, chúng ta có thể yên tâm vững bước trong quá trình hội nhập quốc tế trên mọi mặt trong đó có hội nhập văn hóa...
    do đó, để văn hóa ứng xử được tốt, đầu tiên chúng ta phải nhìn vào những nét đẹp trong ứng xử văn hóa truyền thống, coi đó là nền tảng để tiếp thu văn hóa từ bên ngoài vào

    Trả lờiXóa
  43. Nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Làn gió hội nhập đã và đang ảnh hưởng tới từng góc nhỏ của đời sống xã hội. Xây dựng thế hệ thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước có cách ứng xử văn minh là nhiệm vụ rất quan trọng. Nó đòi hỏi sự kết hợp giáo dục chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần là cái nôi gìn giữ văn hóa truyền thống để mỗi cá nhân có những hiểu biết và cách ứng xử văn hó đầu tiên. Nhà trường cần đẩy mạnh giảng dạy, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực sự là nguồn tri thức để các cá nhân học tập và phát triển đứng hướng. Xã hội phải kịp thời nêu gương những điển hình văn hóa, bài trừ các tệ nạn. Song song với đó, các cá nhân cũng phải có tinh thần vươn lên làm chủ, chiếm lĩnh các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc để có lối sống trong sáng, lành mạnh.

    Trả lờiXóa
  44. Thật lòng mà nói thì hiện giờ một số thanh niên trẻ rất là vô văn hóa , chẳng biết đâu là phép lịch sự gì cả , ra đường chỉ cứ văng tục chửi bậy gặp người lớn tuổi thì chẳng bao giờ chào cả , chẳng hiểu sao bố mẹ họ lại để con cái mình như vậy . Thật là buồn !!!

    Trả lờiXóa
  45. một xã hội có văn hóa thì con người cũng phải ứng xử làm sao có văn hóa ,đó là điều cần thiết, đặc biệt với một quốc gia như việt nam, một quốc gia có bề dày văn hóa và đậm đà bản sắc dân tộc, ngành văn hóa và đặc biệt là ngành giáo dục cần lưu ý điều này

    Trả lờiXóa
  46. một xã hội phát triển là một xã hội có những con người có văn hóa, một con người có văn hóa là một con người biết ứng xử một cách có văn hóa, chính vì thế để đất nước phát triển, xã hội phát triển thì mỗi người hãy nêu cao ý thức, ứng xử một cách có văn hóa

    Trả lờiXóa
  47. văn hóa ứng xử là một điều rất quan trọng trong xã hội hiện nay, tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là văn hóa ứng xử ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chắc chắn một điều là toàn thể xã hội không thể để tình trạng này tiếp tục tiếp diễn được

    Trả lờiXóa
  48. với mỗi người thì đánh giá người đó có hiểu biết, có tri thức hay không thật dễ dàng qua cách ứng xử của người đó với mọi người xung quanh, vì vậy mỗi người hãy đẻ ý tới cách ứng xử của mình, hãy thể hiện làm sao mình là một người có văn hóa, có hiểu biết

    Trả lờiXóa
  49. Đât nước hội nhập cùng thế giới vì thế việc du nhập của nhiều văn hóa các nươc khác nhau là điều hiển nhiên. Nói rằng chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan, thế nhưng chúng ta đâu thể tránh khỏi hoàn toàn việc du nhập văn hóa ứng xử không phù hợp. Điều đáng nói là việc tiếp nhận nó lại là thế hệ trẻ, ứng xử của thê hệ trẻ hiện nay có nhiều điều phải bàn đến. Và chúng ta cần có sự quan tâm nghiêm túc đến vấn đề này

    Trả lờiXóa
  50. Ở nhiều nước tiên tiến như Mỹ, Nhật thì người dân cũng có khác gì, nhất là thanh niên, cũng ăn tục nói bậy như thường thôi, đất nước ta đang trên đà phát triển, cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại, và khó khăn này cũng là 1 phần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện nói tục chửi bậy chính là thói quen rồi, mà thói quen thì khó sửa lắm. Nhiều khi bạn bè ngồi với nhau, nói chuyện với nhau cũng không giữ ý giữ tứ được. Thế nhưng chửi bậy rất không hay. Người ta bảo chửi bậy khác chửi thề, chửi thề làm giảm stress, và mình thì không hiểu chửi thề là gì.

      Xóa
  51. Hôm vừa rồi đi ngoài được, thấy mấy thằng tóc xanh, tóc đỏ mình liếc nhìn nó có cái mà nó hỏi thăm mình liền, thanh niên bây giờ manh động thật. Nếu lúc đó không có mấy anh cảnh sát gần đó thì có lẽ mình xuống lỗ rồi.

    Trả lờiXóa
  52. "Tiên học lễ hậu học văn" từ nhỏ chúng ta đã được giáo dục trong cách ứng xử với mọi người xung quanh. Bởi lẽ ứng xử trong giao tiếp chính là cách để người khác đánh giá về bản thân bạn. Bạn có phải là người có văn hóa, bạn có phải là người được giáo dục tốt không? Và hơn nữa nếu như là người quen biết thì họ còn đánh giá cả cách giáo dục của bố mẹ bạn đối với bạn nữa. Văn hóa giáo tiếp ứng xử là quan trọng mà mỗi người cần học tập, học tập từ trong cuộc sống của chính các bạn. Điều đó không có gì là khó cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không khó nhưng không phải ai cũng học được. Thực tế thì giao tiếp ứng xử với mỗi người sẽ được học ngay từ khi còn bé, học từ cách mà người lớn khi ở bên cạnh các bạn thể hiện. Khi lớn lên các bạn được ra xã hội rộng hơn có thể bạn lại hình thành cho mình một thói quen khác trong giao tiếp hàng ngày. Mà đã là thói quen thì rất khó thay đổi được.

      Xóa
  53. Hầu hết thì số đông bạn trẻ vẫn giữ được văn hóa tốt trong ứng xử hiện nay. Có thể trong giao tiếp bạn bè thì họ vẫn sử dụng nhiều ngôn từ gọi là "của giới trẻ" mà người khác nhìn vào họ sẽ thấy là không hay không đẹp. Thế nhưng khi giao tiếp ứng xử với người lớn họ sẽ không còn như vậy. Đó chỉ là cách nói chuyện vui vẻ của các bạn đồng lứa. Vì thế cũng không thể đánh giá con người họ là thiếu văn hóa

    Trả lờiXóa
  54. Xã hội hiện nay đã có một bộ phận không nhỏ thanh niên đã sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống và đồng tiền. Họ đang dần phai nhạt lý tưởng sống, đạo đức bị suy thoái, họ sống nhưng lại bị nhiều tệ nạn xã hội đánh vào và cuối cùng họ đánh rơi lý tưởng, ước mơ của mình. Lối sống vật chất đang dần hình thành ở nhiều bạn trẻ. Họ lãnh cảm với thời cuộc, đó là điều đáng lo ngại

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved