BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Rss

30/4/13
CHIẾN THẮNG MANG TẦM THỜI ĐẠI

CHIẾN THẮNG MANG TẦM THỜI ĐẠI

Tác Giả : Vũ Thạch


Hiếm có dân tộc nào mà trong lịch sử lại mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh như Việt Nam, hiếm có dân tộc nào lịch sử được dựng lên từ những chiến công nối tiếp chiến công. Khi ấy mỗi con người bé nhỏ đều có thể trở thành anh hùng. Đó là Việt Nam !

CHIẾN THẮNG MANG TẦM THỜI ĐẠI

Nhân dân vui mừng chứng kiến đoàn xe tăng tiến vào dinh Độc Lập

          Đứng trước những kẻ thù vượt trội về tất cả phương diện tưởng trừng như một đất nước bé nhỏ sẽ dễ dàng bị khuất phục và chịu sự lệ thuộc. nhưng không, chủ nghĩa yêu nước và khát vọng của người Việt không cho phép dân tộc bị nô lệ. 1000 năm bắc thuộc phương bắc không thể đồng hóa được văn hóa ta, con người ta; 3 lần quân Mông Nguyên đến là 3 lần chuốc lấy thất bại trở về. Lịch sử cũng ghi dấu những Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa,… khiến kẻ thù gục ngã ê chề.
Từ những cuộc chiến tranh đã tôi luyện ra con người Việt kiên cường, anh dũng để bước vào thế kỷ mới đầy giông bão. Khi chủ nghĩa thực dân đế quốc bành trướng xâm lược, Việt Namtrở thành miếng mồi béo bở cho sự thèm khát của chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Namdân tộc ta đã dạy cho chúng một bài học thế nào là lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một dân tộc mà đất không rộng, người không đông, nghèo nàn lạc hậu. nhưng đã khiến cho cả Pháp và Mỹ hai kẻ mạnh nhất thế giới tư bản phải cúi đầu chịu thất bại.
Hôm nay nhân kỷ niệm ngày chiến thắng, chúng ta hãy cùng nhìn về 38 năm trước, đại thắng mùa xuân 1975 và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc. trong 9 năm kháng chiến chống Mĩ chúng ta phải đối đầu với một kẻ thù mạnh nhất thế giới về cả kinh tế và quân sự, một kẻ thù mà lịch sử của nó chưa có một thất bại nào mang tính toàn cục.
 Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam trải qua 5 đời tổng thống Mỹ từ D. D. Eisenhower, John K. Kennedy đến Lyndon Johnson, Richard Nixon rồi Gerald Ford. Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN. Mỹ còn lôi kéo năm nước phụ thuộc Mỹ bao gồm Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Thái Lan, Philippines với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn. Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD. Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. quân đội Mỹ đã phun hơn 20 triệu gallon chất độc da cam cũng như nhiều thuốc “diệt cỏ” chứa hóa chất chết người dioxin .
Trong khi đó, nước ta còn vô vàn những khó khăn bởi kinh tế kém phát triển, vũ khí chiến đấu chưa được trang bị hiện đại. chúng ta đã phát huy tinh thần yêu nước từ ngàn đời nay của một dân tộc kiên cường, một thứ sức mạnh vượt lên mọi sự sợ hãi; bất khuất, hiên ngang kết hợp với mưu trí, sang tạo đã làm nên chiến thắng.

CHIẾN THẮNG MANG TẦM THỜI ĐẠI

Xe tăng của Quân đội ta trong ngày thống nhất đất nước
30/4/1975 khắp các ngả đường Sài Gòn quân và dân ta tưng bừng tiến về Dinh Độc Lập căn cứ cuối cùng của chính quyền miền nam cộng hòa với khí thế, tinh thần khải hoàn, non song thu về một mối. thực hiện được di nguyện của Người “Đất nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Namlà một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Hòa bình trở lại với dân tộc Việt Nam, niềm mong mỏi suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến bao mất mát, hy sinh, đau thương và uất hận.  Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc – một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm cỡ quốc tế, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc, kỉ nguyên đất nước thống nhất độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Chiến thắng lịch sử , 38 năm nhìn lại!

Chiến thắng lịch sử , 38 năm nhìn lại!

Tác Giả : Hồng Đăng


Chiến tranh đã lùi xa nhưng những dư âm của nó vẫn không thể xóa nhòa được trong ký ức của những con người Việt Nam.  Dù cho có không muốn nhắc đến thì nó cũng là một phần của quá khứ. Một quá khứ nhiều đau thương mất mát nhưng cũng rất hào hùng vĩ đại. Cái hào hùng vĩ đại đó thể hiện ở những chiến thắng lịch sử của cả dân tộc như chiến thắng lịch sử 30/4/1975.

Chiến thắng lịch sử , 38 năm nhìn lại!

Xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh độc lập(trưa ngày 30-4-1975). (Ảnh: Tư liệu)

          Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam. Nó là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc có thể đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Một đất nước Việt Nam khi đó còn nghèo khó, kém phát triển, đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết muôn người như một thì hoàn toàn có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ. Đó có thể coi là một chiến thắng của truyền thống văn hóa yêu nước đáng tựu dào của dân tộc!

Chiến thắng lịch sử , 38 năm nhìn lại!

              Đoàn xe của Quân giải phóng diễu hành trên đường phố Sài Gòn trong niềm vui mừng của người dân. (Ảnh: Tư liệu)

Chiến thắng lịch sử , 38 năm nhìn lại!

Người dân ăn mừng chiến thắng….

Chiến thắng 30/4 - một chiến thắng không thể không kể đến sự  lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng và Bác Hồ . Bằng những chiến thuật hợp lý, áp dụng đúng lúc, đúng thời điểm, vận dụng được sức mạnh toàn dân tộc và bên cạnh đó tận dụng được sự ủng hộ của bạn bè thế giới, các nước Xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới , Đảng và Bác Hồ đã đưa dân tộc ta đi đến độc lập, thống  nhất đất nước sau hơn 30 năm đấu tranh sương máu kể từ thắng lợi năm 1945.
Đối với mỗi người Việt Nam giờ đây chiến tranh đã qua đi nhưng ngày 30/4 luôn được coi là một ngày đặc biệt trọng đại đối với cả dân tộc. Đó là ngày mà chiến tranh dần trôi vào quên lãng , hòa bình, tự do , độc lập trên toàn đất nước Việt Nam. Ngày của hòa hợp dân tộc, từng gia đình, dân tộc, không phân biệt bắc nam, mọi người đều cùng nhìn về một hướng, cùng chung tay xây dựng một đất nước đàng hoàng tươi đẹp hơn.
Chiến tranh đã lùi xa. Sau 38 năm từ hoang tàn đổ nát, từ nền kinh tế kém phát triển vì chiến tranh liên miên, không những thế chúng ta còn phải gánh chịu những khó khăn to lớn do Mỹ và phương Tây bào vây cấm vận, Việt Nam đã vươn mình trỗi dậy đạt được những thành tựu to lớn. Nhất là từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế đất nước tiên tục tăng trưởng cao nhiều năm liền. Nước ta đã vượt ra khỏi đói nghèo và có sự ổn định về chính trị, an ninh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được từng bước cải thiện. Toàn dân xây dựng và phát triển đất nước độc lập tự chủ và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cứ những ngày 30 tháng 4 là cả nước lại hừng hực khí thế như sống lại quá khứ hào hùng của chiến thắng lịch sử. Tinh thần đó như động lực thúc đẩy chúng ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền lại càng khó hơn nhiều. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn luôn lăm le và thực hiện các hành động phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta. Đất nước ta đang trong qua trình hội nhập, thay da đổi thịt từng ngày, đổi mới theo định hướng đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đứng trước những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức mới của tình hình thế giới, nếu ta không giữ vững được bản lĩnh chính trị, không đoàn kết nhất trí thì rất khó giữu vững được nền độc lập tự do mà chúng ta đã phải đổi biết bao xương máu mới giành được. Giữ vững bản lĩnh chính trị và kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn mới có thể đưa đất nước ta đến thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với những hi sinh của cha anh đi trước.


VIỆT NAM GIẢI MÃ THÀNH CÔNG TÍN HIỆU ĐỊNH VỊ GALILEO

VIỆT NAM GIẢI MÃ THÀNH CÔNG TÍN HIỆU ĐỊNH VỊ GALILEO


Hoàng Tú

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) luôn giữ vị trí là một trường đại học kỹ thuật hàng đầu của cả nước. Sứ mạng của Đại học Bách khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam. Điều đó càng được khẳng định hơn nữa khi vừa qua nhóm nghiên cứu phát triển bộ thu định vị đa hệ thống SDR Navisoft của Trung tâm quốc tế nghiên cứu và phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), thuộc Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tiếp nhận và giải mã thành công tín hiệu định vị của các vệ tinh đầu tiên thuộc Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo của Liên minh Châu Âu. Đây là bước đột phá mới của ngành kĩ thuật Việt Nam.
Vậy Galileo là gì? Mà tại sao nó lại quan trọng như vậy? Theo tôi được biết Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu (EU). Galileo khác với GPS của Mỹ và GLONASS của Liên bang Nga ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự.
Hệ thống định vị Galileo nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với GPS và GLONASS. Tuy nhiên ngày nay do sự phổ biến của công nghệ cũng như thiết bị, GPS gần như vẫn là sự lựa chọn duy nhất, nhưng về bản chất đây là hệ thống định vị phục vụ cho mục đích quân sự dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng Mỹ, vì thế nó không cung cấp đảm bảo độ chính xác và tin cậy của dịch vụ định vị dân dụng. Một một vài hoàn cảnh có xung đột xảy ra, GPS có thể ngừng cung cấp dịch vụ dân dụng. Chính vì vậy nếu hệ thống Galileo được phát triển thì thế giới sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể và đó là những sự thay đổi thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong lĩnh vực thông tin.
"Vì thế, năm 2003, EU xây dựng hệ thống vệ tinh mang tên Galileo khắc phục nhược điểm mà GPS gặp phải. Galileo hứa hẹn mang đến cho người sử dụng dịch vụ định vị với độ chính xác và tin cậy cao", ông Lã Thế Vinh, phó giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) nói.

VIỆT NAM GIẢI MÃ THÀNH CÔNG TÍN HIỆU ĐỊNH VỊ GALILEO

Vị trí xác định bởi bộ thu Navisoft do NAVIS phát triển sử dụng dịch vụ định vị mở Galileo E1 Open Service (ăng-ten thu nhận tín hiệu đặt trên nóc toà nhà Thư viện Tạ Quang Bửu, trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội). Ảnh:NAVIS.

Hệ thống trên dự kiến hoàn thành năm 2020, với chùm quỹ đạo gồm 27 vệ tinh. Đến nay, hệ thống Galileo có 4 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, với hai vệ tinh phóng lên vào trung tuần tháng 10 năm ngoái. Các vệ tinh này phục vụ cho giai đoạn kiểm thử trên quỹ đạo (In-Orbit Validation) của hệ thống. Theo nguyên lý, để sử dụng dịch vụ định vị cung cấp bởi hệ thống Galileo đòi hỏi bộ thu phải tiếp nhận tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh trên tại cùng thời điểm.Ngày 27/3 vừa qua, từ 9h15 đến 11h, lần đầu tiên cả 4 vệ tinh thử nghiệm PFM, FM2, FM3, FM4 cùng xuất hiện trên bầu trời Hà Nội và phát đi các bản tin định vị tiêu chuẩn của dịch vụ mở Galileo E1 Open Service.

VIỆT NAM GIẢI MÃ THÀNH CÔNG TÍN HIỆU ĐỊNH VỊ GALILEO

Nhóm nghiên cứu đang tiến hành giải mã tín hiệu Galileo

Việc trở thành nhóm nghiên cứu đầu tiên tại châu Á công bố thành công việc sử dụng dịch vụ định vị Galileo có ý nghĩa quan trọng đối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng và đối với Việt Nam nói chung, trong việc làm chủ và phát triển các giải pháp định vị đa hệ thống, giúp nâng cao độ chính xác, độ tin cậy của dịch vụ định vị và đặc biệt giảm sự phụ thuộc vào hệ thống định vị riêng lẻ.
Có thể nói việc giải mã thành công tín hiệu Galileo là bước ngoặt lớn đối với lĩnh vực thông tin nước ta. Đó là bước nhảy lớn đối với ngành khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Bước nhảy có vị trí quyết định làm cho cả thế giới phải khâm phục và có cái nhìn mới về trình độ khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Chúng ta phải chứng tỏ cho cả thế giới biết Việt Nam tuy là một nước nhỏ bé nhưng không hề đơn giản.
Theo kế hoạch, hệ thống Galileo bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị vào năm 2015, và hoàn thành năm 2020. Hi vọng hệ thống Galileo sẽ tiếp tục phát triển và ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Chúc cho ngành khoa học kĩ thuật của nước ta ngày càng có nhiều đột phá và thành công hơn nữa.

(Bài viết có sử dụng tài liệu từ một số nguồn Internet)


SỰ THẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

SỰ THẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979


Tác Giả : Trần Ái Quốc

SỰ THẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Việt NamTrung Quốc, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18/3/1979 sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên

Vốn là đồng minh lâu đời, những rạn nứt giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Chính phủ Việt Nam nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng lên cao. Nguyên nhân của cuộc chiến được khơi mào từ việc Bắc Kinh ngày càng thân Mỹ và muốn trở thành trung gian thương lượng cho cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc bằng chính sức lực của mình. Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.
Bên cạnh đó, Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động bá quyền, với dã tâm xâm lược cao độ. Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Trung Quốc xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng gia tăng, do vậy trong hệ tư tưởng của Trung Quốc lúc bấy giờ quán triệt: “ Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình”. Trung Quốc ngày càng thể hiện mối quan hệ thân Mỹ thể hiện qua chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon vào năm 1972. Trung Quốc muốn Việt Nam vào Liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, tuy nhiên vào năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng bí thư Lê Duẩn đã thẳng thừng từ chối, đồng thời phủ nhận quan niệm cho rằng chủ nghĩa bành trướng Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước Cộng sản Châu Á của Trung Quốc. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.
Cuộc chiến tranh biên giới  1979 đã mở màn cho cuộc xung đột vũ trang biên giới giữa Việt Namvà Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm sau đó. Kể từ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (1991) hai bên đường như đều không muốn nhắc đến cuộc chiến này. Và trong các tài liệu cũng như sách lịch sử của Việt Nam không nhắc đến, điều này gây hệ lụy là thế hệ trẻ mơ hồ và không biết về một quá khứ đau thương, một chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc luôn đặt dã tâm xâm lược Việt Nam bằng mọi cách.
Sự lãng quên này là một thiếu sót lớn của lịch sử, đó là sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến và khoảng 10 năm sau. Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó hệ thống phát thanh và truyền hình, báo chí Trung quốc tung ra trung bình từ 600 đến 800 tin, bài viết với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân Trung Quốc vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung quốc và bắt buộc Trung quốc phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã nhồi nhét vào đầu người dân Trung Quốc rằng cuộc chiến 1979 chỉ là sự phản công trước sự xâm lược của Việt Nam.
Ba mươi tư năm trôi qua là khoảng thời gian quá dài để Việt Nam đưa sự thật này ra công bố cho quốc dân biết. Trong thời gian qua, chúng ta đã lãng quên lịch sử hoặc cố tình không nhớ nó. Những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979 dường như bị lãng quên và còn nằm trong ý ức nhiều người. Những nhân chứng sống của lịch sử như Bao trận đánh đỏ lửa máu thẫm Cầu Kỳ Cùng, bao dân thường vô tội ngã xuống oan ức chẳng biết lý do, bao người lính trẻ bỏ lại cha mẹ, người thân… nắm lại Đồng Đăng, Chi Mai, Hữu Nghị, Cốc Nam, Bản Giốc, Yên Minh, Vị Xuyên...nếu nói là quên thì thế hệ tương lai ngày nay đang có tội rất lớn với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Quên sao được những ngày, toàn dân sôi sục khí thế quyết đánh tan quân xâm lược phương bắc, đập tan chủ nghĩa Đại hán bành trướng, đánh dập đầu kẻ ngạo ngược dám coi thường người hàng xóm bé nhỏ.

SỰ THẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

SỰ THẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Từ cơ quan đến xí nghiệp…Tất cả đều sẵn sàng lên đường chống quân xâm lược, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng dạy cho lũ cướp nước một bài học nhớ đời, quyết không để cho chúng lấy đi 1 tấc đấc của tổ quốc!
Quên sao được - khi có quá nhiều bia mộ vô danh và những tấm bia chẳng khắc rõ hy sinh ở cuộc chiến nào. Còn nghĩa trang liệt sỹ với gần 300 ngôi mộ, thì vắng hoe không ai hương khói những ngày này.

SỰ THẬT VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979
     Nghĩa trang Liệt sĩ trong chiến tranh biên giới.
Người còn sống sau cuộc chiến quay trở lại với cuộc sống đời thường, đối với họ ký ức hào hùng về cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, là những ký ức không thể nào quên. Thời gian trôi qua, những nhân chứng lịch sử người còn, người mất, nếu không có biện pháp bảo tồn lịch sử thì tất cả sẽ chìm xuống, lặng lẽ chìm vào quá khứ khi những nhân chứng sống trở về với đất mẹ.
Nhớ về những cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia, chợt nhớ đến Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nammà tự hào, hạnh phúc:
NamQuốc sơn hà NamĐế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
                                       [Lý Thường Kiệt]
Thiết nghĩ, đã đến lúc những sự thật về Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bảo vệ bờ cõi của nước Việt đã đến lúc được phơi bày, cần được đưa vào chương trình giáo dục để giáo dục cho thế hệ trẻ biết về một quá khứ hào hùng của dân tộc, để nhớ và đề cao cảnh giác với dã tâm xâm lược của người láng giềng xấu bụng. Bất cứ một thế lực nào, dám đụng chạm đến một tấc đất của Tổ quốc VIệt Namthì chúng sẽ phải trả giá bằng sinh mệnh của chúng. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ! 

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM


Tác Giả : Trần Ái Quốc

Biển Đông hiện nay có tranh chấp giữa 5 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nổi lên vấn đề bá quyền của Trung Quốc trong âm mưu độc chiếm Biển đông. Thiết nghĩ, những người Việt yêu nước phải nhận thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, đấu tranh chống lại miệng lưỡi xuyên tạc, bóp méo sự thật của bọn bành trướng phương Bắc. Tranh chấp diễn ra chủ yếu trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM

 Ở Hoàng Sahiện có trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km2, cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ hần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2. Ở Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của ta là đảo Phú Lâm vào năm 1965, nơi hiện nay chúng đang tích cực xây dựng trụ sở ủy ban hành chính Tam Sa một cách trái phép.
  Quần đảo Trường Sa hiện có hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 - 180.000 km2, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.
Trường Sa, Philippin hiện chiếm giữ 05 đảo và điểm đảo từ năm 1971 ; Malaixia chiếm giữ 7 điểm đảo ở Phía Nam. Trung Quốc lợi dụng tình hình khó khăn của Việt Nam, ngày 14/3/1988 chúng gây nên cuộc Hải chiến Trường Sa, cướp đi sinh mạng của 64 Liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng và chiếm đóng 07 bãi đá ngầm thuộc Quần đảo Trường Sa, đến năm 2005 chúng đánh chiếm tiếp 02 điểm đảo thuộc Philippin quản lý. Như vậy, hiện nay Trung Quốc chiếm 9 điểm đảo. Còn Việt Nam giữ nguyên được chủ quyền biển đảo từ sau năm 1988 đến nay, không để bất cứ một thế lực bành trướng nào xâm phạm dù chỉ một tấc đất, một mét nước.
Về lịch sử chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã tổ chức “Đội Hoàng Sa” hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên đảo; đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Trường Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”.
 Liên tục từ đó, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cũng cố chủ quyền trên 02 quần đảo Hoàng sa, Trường sa như: Năm 1925, duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội trú đóng; năm 1933-1938, thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco mà không gặp phải ý kiến phản đối nào; năm 1956, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý; năm 1977 tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 1982, thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; năm 1994, tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; năm 2003, ban hành Luật Biên giới quốc gia; tháng 4/2007, thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa; hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa… Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa, khẳng định 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu hòa bình, quản lý liên tục, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam vào ngày 21/6/2012.
Còn Trung Quốc thì sao?
Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã có từ hàng ngàn năm ngay từ khi nó ra đời. Theo thống kê trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có đến 16 cuộc chiến thì đã có tới 14 cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Và lịch sử cũng chứng minh rằng trong 14 cuộc chiến đó, thì Việt Nam đều giành chiến thắng vẻ vang, tạo nên nỗi khiếp sợ ngàn đời với chủ nghĩa bá quyền phương Bắc. Hẳn quốc dân đồng bào còn nhớ đến vẻ khiếp sợ của tên Thái thú Tô Định phải cạo râu tóc, giả gái để trốn khỏi nước Nam, khiếp sợ uy quyền của nữ tướng Hai Bà Trưng, còn nhớ Thoát Hoan phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng để cút khỏi nước Việt,.. và đến cuộc chiến 1979 cũng vậy, Trung Quốc cũng phải ghánh chịu thất bại nặng nề và cút khỏi lãnh thổ Việt Namtrước khi quân chủ lực của Việt Nam từ chiến trường Campuchia kịp trở về.
Những tấm gương nhãn tiền như thế mà chúng không biết sợ là gì, lại tiếp tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông hòng cướp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Công ước quốc tế và luật biển năm 1982.
Về tấm bản đồ 9 khúc (lưỡi bò) của Trung Quốc, trong lịch sử của Trung Quốc trước năm 1947 chưa hề có, các nghiên cứu của các học giả thông thái trên thế giới với những chứng minh lịch sử đã chứng minh điều đó là không thể chối cãi. Năm 1947, chính quyền của Tưởng Giới Thạch mới cho vẽ bản đồ của Trung Hoa gồm 11 khúc theo hình chữ U chứ không phải là 9 khúc như hiện nay, từ đó đến nay, Chính quyền Trung Quốc liên tục giáo dục người dân Trung Hoa là có lãnh thổ trên biển theo hình chữ U mà chúng quên mất rằng trước đó hàng ngàn năm Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo đó. Điểm cực nam của tấm bản đồ vô lý này cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 40 Hải lý (vi phạm cong ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, quy định lãnh hải quốc gia ven biển là 200 hải lý). Về phía Nam, bản đồ hình chữ U này cách đường cơ cở của Malaixia mấy chục Hải lý, và nó nằm ngay trên đường cơ sở trong lãnh hải của Philippin.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10 năm 2011. Khi làm việc với Hồ Cẩm Đào và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bàn đến tấm bản đồ hình lưỡi bò, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nói: “Vừa rồi Việt Nam đã khai thác mấy trăm triệu tấn dầu trong đường 9 khúc của Trung Quốc, đề nghị Việt Nam dừng khai thác bởi vì đó là vùng biển của Trung Quốc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp lời: “Việt Namkhai thác dầu khí trong vùng đặc quyền 200 hải lý theo Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, chúng tôi khẳng định điều đó. Nếu Trung Quốc không đồng ý thì Việt Namvà Trung Quốc cùng đưa ra Tòa án Quốc tế. Nếu Tòa án quốc tế phán xét như thế nào thì chúng tôi chấp nhận như thế ấy” .
Hồ Cẩm Đào nói: “Nếu nói như thế thì chúng ta cần gì ngồi đây để bàn”.
Trung Quốc không có bằng chứng cho sự phi lý của mình đối với tấm bản đồ hình lưỡi bò, nên rất sợ ra Tòa án quốc tế, chúng sợ dư luận quốc tế nên chỉ dám đàm phán song phương không dám đàm phán đa phương. Trần Ái Quốc tôi thiết nghĩ để có hình lưỡi bò thì phải có chủ thể của nó là con bò. Con bò lè lưỡi liếm thì mới ra hình lưỡi bò. Phần suy luận thế nào tùy độc giả phán đoán và kết luận. Là con bò mà cười thì làm gì có đủ hai hàm răng như con người được. Nên con bò bao giờ cũng ngu và đuối lý, hèn kém trước con người.
Trần Ái Quốc tôi nói thêm: Chủ quyền Việt Namlà bất khả xâm phạm, Việt Namluôn chủ trương hòa bình, nhưng nếu bất cứ kẻ nào dám xâm phạm lên đất đai của tổ tiên thì toàn thể dân tộc Việt Namthà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ./.

Blog cũng … ”phản chủ”

Blog cũng … ”phản chủ”

Tác giả : Hồng Đăng

Một điều hiển nhiên là khi nhắc đến văn hóa ứng xử có lẽ nhiều người cho là mình có văn hóa nhưng không thể định nghĩa được văn hóa ứng xử một cách đúng nghĩa của nó. Các cụ ta vẫn dạy rằng “Nói phải củ cải cũng nghe” nhưng cũng dạy rằng “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà, Lường thưng, tráo đấu, chẳng qua đong đầy”. Câu này khuyên con người nên ăn ở thật thà, đừng theo những người dùng sự khôn ngoan để lừa lọc người khác, thu lợi cho mình.

Blog cũng … ”phản chủ”

Lướt qua một số blog như danlambao, huynhngocchenh, xuandienhannom (Blog Tễu) mà cảm thấy bức xúc không thể tả với mấy trang blog này.Thực sự không hiểu mấy blog này quan điểm thế nào là  sự thật, thế nào là lẽ phải . Nếu như nói mỗi trang báo là một phong cách phản ánh hiện thực xã hội thì blog thông tin dường như đa phong cách hơn khi để người đọc có thể lựa chọn một cách thoải mái những thông tin cũng như cách thể hiện, góc nhìn riêng cho mình. Nhưng Vấn đề xây dựng một nền tảng cho blog nói chung, hay các quy tắc ứng xử cho cộng đồng blogger sẽ còn tiếp tục tranh luận. Nhưng trên hết mỗi blogger phải tự xây dựng cho mình văn hóa ứng xử trên blog dựa vào nền tảng đạo đức và tôn trọng luật pháp, sự thật.
Như trên blog Tễu (http://xuandienhannom.blogspot.com/) hôm mùng  4 tháng 4 có đăng bài “Cập nhật thông tin toàn cảnh phiên tòa xét xử gia đình họ Đoàn “. Bài đăng với nội dung cập nhật vụ xét xử  ông Đoàn Văn Vươn tại   TAND tỉnh Hải Phòng, Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng. Thực sự thì vụ Đoàn Văn Vươn đã và đang là chủ đề hot trên các bog và trang báo trong thời gian gần đây. Nhưng vụ việc thật sự là như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Ông Vươn được cho là người lập kế hoạch chống đoàn cưỡng chế, mua sung, hướng dẫn cho các bị cáo “dàn trận”. Theo viện kiểm sát : Ông chủ đầm tôm tại Tiên Lãng có vai trò cao nhất trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ. Do thành khẩn khai báo và chưa có tiền án tiền sự, từng phục vụ trong quân đội nên ông Vươn được VKS Hảo Phòng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đề nghị án phạt 5-6 năm tù về tội giết người. Mức án này thấp dưới khung hình phạt truy tố của VKS (từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình). Và cuối cùng sau 4 ngày xét xử sơ thẩm vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra tại Tiên Lãng ngày 5/1/2012, đến 14h chiều 5/4 HĐXX, TAND TP. Hải Phòng đã đọc bản tuyên án dành cho 6 bị cáo. Bị cáo Đoàn Văn Vươn nhận mức án 5 năm tù giam.
Sự thực là như vậy ấy mà các trang  blog như danlambao hay xuandienhannom (Blog Tễu) lại tôn vinh Đoàn Văn Vươn như một vị anh hung dân tộc, đứng lên đấu tranh chống cường hào áo bá, áp bức nhân dân. Nực cười thay, không biết họ kiếm đâu ra mấy hình ảnh nhân dân đi ủng hộ cho Đoàn Văn Vươn trong vụ xét xử này. Nhìn mấy bức ảnh minh họa cho bài viết  có hình ảnh nhân dân đi ủng hộ cho Đoàn Văn Vươn vô tội mà toàn thấy mấy bà lão cầm mấy tờ giấy có ghi dòng chữ “Justice for the family ĐOÀN VĂN VƯƠN” đại khái là “ Công lý cho gia đình ĐOÀN VĂN VƯƠN”.

Blog cũng … ”phản chủ”

    Tôi tưởng mình hoa mắt nhìn đi nhìn lại xem có đúng không. Nhìn những người cẩm mảnh giấy đầu đội nón lá, mặc áo vải nâu sần cũng có thể biết họ là những người nông dân chất phác ấy vậy mà mấy tờ giấy đó toàn ghi chữ tiếng Anh. Không biết do dân trí nước ta tăng cao quá mà mấy bác nông dân giờ cũng xài ngoại ngữ nhiều hơn tiếng mẹ đẻ hay thực sự các bác cũng chẳng biết tờ giấy đó viết cái gì nhưng thôi người ta bảo thì cứ giơ đại đi, “mất gì”!. Không biết các bác được trả bao nhiêu tiền cho một buổi đi biểu tình như vậy. Thật thương thay những người dân chất phác, nhẹ dạ cả tin hay vì ham hố chút lợi ích cá nhân mà để cho các đối tượng xấu lợi dụng.
Nhắc đến blog Tễu chắc  nhiều bloger cũng chưa biết đến bộ mặt thật của Nguyễn Xuân Diện, người đã nhiều lần “dính nhớp” và bị không ít blogger vạch mặt.Tễu có mặt trên khắp các trang mạng để pr cho cái bọn mà như các trang blog gọi là “rận dân chủ”. Blog của Diện được quảng cáo là có tới cả triệu lượt truy cập nhưng thực ra đó chỉ là một chiêu trò của Diện nhằm đánh lừa những người thiếu hiểu biết chứ gặp phải những blogger trí thức, tỉnh táo thì lộ bài ngay. Diện đã tự tạo bộ đếm số lượng người truy cập trên blog của mình. Nó như một cái “cân điêu” của mấy bà ngoài chợ vậy. Thực tế số lượng người truy cập vào blog lúc ít, lúc nhiều tùy vào thời gian, thời điểm trong ngày. Ấy vậy mà số lượng người truy cập trong cái máy của Diện tạo ra lại cứ tăng đều theo đơn vị thời gian. Không biết Diện ngây thơ hay giả đò không biết mà bày ra cái trò này. Bạn có thể xem thêm tại đây: (http://butluan.wordpress.com/2011/12/14/h%E1%BB%93-s%C6%A1-nguy%E1%BB%85n-xuan-di%E1%BB%87n-ki-3-d%E1%BB%91t-nh%C6%B0ng-c%E1%BA%A9u-th%E1%BA%A3-va-b%E1%BA%A3o-th%E1%BB%A7/)
hay trên blog: googletienlang có bài “Lại trò ngu mới của Nguyễn Xuân Diện” (http://googletienlang.blogspot.com/2013/03/lai-tro-ngu-moi-cua-nguyen-xuan-dien.html)....
Blog cũng … ”phản chủ” 

Thực sự mỗi blog là một phong cách phản ánh hiện thực xã hội, họ có quyền nói lên suy nghĩ của mình nhưng trên hết vẫn phải tôn trọng sự thật, cũng như luật pháp. Và mỗi  mỗi blogger phải tự xây dựng cho mình văn hóa ứng xử trên blog dựa vào nền tảng đạo đức chuẩn mực của xã hội. Không nên vì những thứ lợi ích cá nhân tầm thường mà bán rẻ đi nhân cách, đạo đức của con người nói chung và những người làm báo nói riêng.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Một vài suy nghĩ về tác phẩm "Bên thắng cuộc"

Một vài suy nghĩ về tác phẩm "Bên thắng cuộc"


“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị. Huy Đức rời khỏi nghề báo. Sang Mỹ, Huy Đức cho xuất bản “Bên thắng cuộc”, sau khi được tung lên mạng Internet, Bên thắng cuộc của Huy Đức đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Nội dung chủ yếu của Bên thắng cuộc, là những ghi chép tư liệu lịch sử mà theo tác giả thì anh đã bỏ hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép lại từ nhiều nguồn.
Một vài suy nghĩ về tác phẩm "Bên thắng cuộc"

"Bên thắng cuộc", được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề "Giải phóng" và "Quyền bính".Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là người đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, Huy Đức có nói, ông viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị " phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử". Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của Huy Đức, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân tác giả.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.. “Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Xuyên suốt trong quyển sách, có vẻ như Huy Đức chỉ thuần túy nêu sự kiện, không bình luận; nếu có bình luận thì chỉ dẫn lời của ai đó, với nguồn dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, mà như muốn cho người đọc thấy sự khách quan, không định kiến, không phiến diện của tác giả. Thế nhưng, dù cố “giấu mình” nhưng qua chính những sự kiện trong cuốn sách, bằng góc độ tiếp cận thông tin, lựa chọn, xử lý thông tin và trình bày ra cho người đọc các chi tiết của sự kiện, của thông tin đó, tự bản thân nó đã thể hiện quan điểm, ý đồ của người viết.
Các sự kiện trong Bên thắng cuộc thường xuyên và liên tục được thể hiện theo cách thức đó. Qua những sự kiện, những tư liệu phục vụ cho ý đồ của mình, tác giả đã cho người đọc thấy một màu rất tối cho cả quãng đường mấy mươi năm sau ngày thống nhất đất nước. Chẳng hạn, tác giả nói khá nhiều về vấn đề “học tập cải tạo” của những người làm việc cho chế độ cũ, việc “cải tạo tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp”… Nhưng nếu chỉ nhìn một mặt của vấn đề thì tất yếu là chưa đầy đủ, chủ quan, phiến diện. Và, với một số sai lầm, hạn chế, không hoàn toàn do chủ trương chung mà do nhận thức, cách hành xử (sự hăng hái quá mức trong khi lại khá ấu trĩ…) của một số cán bộ, đảng viên thừa hành lúc bấy giờ.
Do đó, vì không có quan điểm lịch sử cụ thể, không có cái nhìn bao quát, toàn diện, cộng với ý đồ không thực sự trong sáng, thể hiện bằng một sự lập lờ, tác giả đã cố ý gây ngộ nhận cho người đọc. Sự ngộ nhận đó thật nguy hiểm!
Đọc cuốn sách, người ta bị chìm trong sự nghi ngờ năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của Nhà nước. Thế nhưng, có một sự thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận: trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận, bị các thế lực thù địch công kích trên nhiều mặt trận, cả quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, cả ở biên giới Tây Nam lẫn biên giới phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giữ vững ổn định chính trị, đẩy lùi các cuộc tấn công quân sự, nâng dần vị thế chính trị của đất nước.
Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng nếu không vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà chỉ là cuộc chiến Bắc-Nam thì sẽ không có những người ở Lạng Sơn, Thái Bình xung phong lên đường ra trận và chết ở Cà Mau. Và đâu phải chỉ có bộ đội miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, chính nhân dân cả miền Nam đã làm nên Nam Bộ kháng chiến thời kháng Pháp rồi cùng nổi dậy Đồng khởi từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm phá hủy hiệp định đình chiến và truy sát những người kháng chiến. Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm súng chống ngoại xâm.
Viết về chiến tranh không thể không nói đến mục đích, ý nghĩa, đối tượng, quy mô, thời gian và các bên tham chiến. Khi mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua, sẽ không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng, còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại.
Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại nói về “bên thắng cuộc” bằng cách ghi nhận chỉ một phần những gì diễn ra với một số ít người ở phía bên kia. Nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là “tuẫn tiết”. Sự tuyệt vọng dẫn đến cái chết ấy ở đây xin không bình luận. Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy. Hình ảnh ngày cuối chiến tranh không đơn giản chỉ là những chiến xa bánh xích hiền lành với những anh bộ đội miền Bắc lạ lẫm ở Dinh Độc lập sáng 30-4-1975.
Bên thắng cuộc hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài Gòn bị đưa đi học tập. Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết? Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế... như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959.
Cần phải đặt trong sự tương quan khi nhận định về sự nhân văn nhưng tác giả cuốn Bên thắng cuộc đã không làm hoặc không muốn làm điều đó. Để có bản tin giải phóng trên loa phóng thanh mà cậu bé 13 tuổi nghe khi đang vật nhau với bạn ven đồi, phải trả giá bằng trăm ngàn mất mát, đau thương chứ không đơn giản chỉ là việc húc đổ cổng Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc. Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa.
Như vậy, Cái mà cuốn sách đem lại cho người đọc, không có cái gì khác hơn là làm cho công chúng nghi ngờ vào sự lãnh đạo của Đảng, cũng như năng lực điều hành của Nhà nước. Đó là chưa nói tới ấn tượng xấu về đời tư của nhiều vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Một ấn phẩm như thế, lẽ nào lại được tung hô một cách quá đáng, dù chỉ mới dừng lại ở cộng đồng dân cư mạng.
Cho nên, cần thấy cả điểm và diện, thấy cả cây và rừng thì mới thuyết phục được người đọc. Cũng như người đọc phải đọc được cả các chi tiết của sự kiện thì mới có thể khẳng định đâu là sự thật. “Thái độ cần thiết hiện nay, dù có khác biệt như thế nào đi chăng nữa, thì tất cả các giai tầng xã hội, các tầng lớp nhân dân cần hành động với một động cơ duy nhất, đó là vì lợi ích của dân tộc, vì sự ổn định chính trị, vì sự bình yên của xã hội để làm ăn và phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đại đoàn kết, hòa giải và hợp dân tộc. Mọi hành động phá hoại mục đích đó hoặc khoét sâu thêm những bất đồng để đẩy đất nước đến bờ vực của sự hỗn loạn phải bị loại trừ và lên án.. Sức mạnh của chúng ta phải là sức mạnh của lòng dân, của tinh thần đoàn kết nhất trí toàn dân tộc. Đất nước sẽ không thể đứng vững bởi sự chia rẽ. Sự chia rẽ chính là cơ hội cho những kẻ xâm lược”

Vũ Thạch

28/4/13
“Lỗ mũi to bằng quả cà chua”

“Lỗ mũi to bằng quả cà chua”


Trong tập Hồi ký “Mái trường Công Nông thuở ấy” (NXB Lao động, H.1996.), tác giả Trần Ngọc Trác kể lại:
Sáng thứ sáu ngày 4/10/1957, hai cán bộ Phủ Chủ tịch về Trường gặp lãnh đạo bàn việc bảo vệ Bác buổi chiều về thăm. Bí mật bị bại lộ. Nhà trường ra lệnh bỏ nghỉ trưa, dồn mọi lực lượng sửa sang, tổng vệ sinh trong ngoài nơi ăn ở, đi lại. 2 giờ chiều 4.000 thầy trò, cán bộ công nhân viên đã “cấm trại” tại khu hội trường. Bác không vào nơi xếp hàng đón tiếp mà đi tắt ra nhà bếp, khu vệ sinh, mấy lớp học, nhà ở, nhà tắm, bể nước, các vòi nước công cộng dọc lối đi đều trơ vòi không… Nước - cuộc họp nào của Đảng bộ, lãnh đạo trường cũng phải bàn mà không giải quyết được. Mấy “cụ học viên” là cán bộ trung cao cấp gay gắt phê phán cả lãnh đạo Bộ, thành phố “đem con bỏ chợ”… Trung ương ủy viên, Thứ trưởng Hà Huy Giáp vốn “dị ứng” với căn bệnh thành tích đã “khai thật” với Bác…

Bác Hồ đến thăm trường học -Blog tin tức,chính luận

Vào hội trường, Bác bước lên bục giảng hai tay ra hiệu im lặng, ngồi xuống giữa tiếng hô vang như sấm rền từng đợt Hồ chủ tịch muôn năm… Muôn năm… Người hỏi: - Ở đây cô chú nào nhiều tuổi và hoạt động lâu năm nhất?
Đây đó, chỗ nọ chỗ kia thấy có mấy “cụ” tóc muối tiêu nhìn ngó ý như thăm dò (có thể nghĩ được Bác “tuyên dương” chăng?) Một “cụ” ở khối phổ thông lao động phấn khởi đứng lên:
- Thưa Bác, cháu ạ!
- Chú hoạt động cách mạng được bao lâu?
- Thưa Bác từ năm 1930 ạ!
- Vậy, chú hoạt động có lâu năm hơn Bác không?
“Cụ” nọ hiểu ra. Không kịp... chui xuống đất, cả hội trường im phăng phắc. Bác đưa tay để “người bệnh công thần” ngồi xuống, nhẹ nhàng nói: - Làm cách mạng là làm việc cho dân, cho nước. Nếu làm mà kể công thì ông Mác, ông Lênin lỗ mũi phải to bằng quả cà chua. Bác đưa tay lên mũi: - To như thế này này!

Cả hội trường suy ngẫm, im lặng. Lãnh đạo thì hiểu thói kể công của mấy ông từ chiến trường ra đã đến tai Bác làm Người phiền lòng. Bác lại hỏi: - Trong trường có bao nhiêu học viên? Hiệu trưởng nắm con số chiêu sinh đầu năm học thì thưa: 3.700. Hiệu phó Tổ chức ghi sổ sĩ số “đầu vào” lại báo cáo: 3.600. Hiệu phó phụ trách chuyên môn “nắm chắc” con số từng khối, lớp thì khẳng định chính xác phải là 3.550. Thế nhưng, Trưởng phòng Hành chính quản trị lại đứng lên báo cáo con số chấm cơm là 3.512 học viên.

Bác chăm chú nghe, nghiêm nét mặt: - Các con số đá nhau. Thế này là “Vua Liêu” rồi chứ chẳng còn là quan liêu nữa! Cả hội trường ngỡ ngàng, lãnh đạo trường lúng túng. Bác đột ngột hỏi: - Các cô, các chú có thể đào cho Bác mỗi người một mét khối đất được không?

-Dạ, có ạ! Có ạ! Cả hội trường nhất loạt đồng thanh thưa với Bác. Ai cũng nghĩ Bác kêu gọi làm thủy lợi vì Trường vừa mới được Chính phủ khen về thành tích đắp đê Mai Lâm? -Không! Thì ra ý Bác: - Mỗi người đào một mét khối đất. Cả trường sẽ đào được 3.500m3. Tại sao không đào giếng lấy nước mà dùng lại cứ ngồi mà kêu ca trách móc Đảng bộ với cấp trên?

Thật có một không hai cách phê bình ví von, dí dỏm mà sâu sắc, nhiều ý nghĩa, vui vẻ cả, nhưng mỗi người đều nhận ra một phần lỗi ở mình. Cuối cùng, Bác tươi cười hỏi:

- Các cô, các chú, các cháu có đồng ý như Bác phê bình không? Ai thật lòng đồng ý để sửa chữa thì giơ tay, nào?

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Tiêu trong Ban liên lạc TBTCN nhớ lại không khí tràn ngập niềm vui, hạnh phúc tình Bác cháu cha con trong giờ phút ấy thật kỳ diệu: tất cả bật dậy, giơ tay hô to: Hồ chủtịch muôn năm, Bác Hồ muôn năm!... muôn năm! và lưu luyến tiễn Bác ra về.

Chuyện bữa ấy tưởng xong mà chưa xong. Thì ra, Bác còn phê bình hai cán bộ bảo vệ hay là các vị Bộ, Thứ trưởng ai lộ bí mật mà để lãnh đạo trường tạo cảnh quan sạch đẹp nhất thời chỉ để che mắt khách - một cách nêu gương xấu cho mọi người che đậy sự thật bằng thành tích giả tạo?

Sưu tầm
Những bức ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những bức ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lội ruộng cùng nông dân, câu cá bên nhà sàn, yêu thương các cháu thiếu nhi... là những bức ảnh về cuộc sống đời thường của Hồ Chủ tịch vừa được Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu nhân dịp 19/5.


Bác tự cuốc đất, trồng cây, tưới nước xung quanh nhà sàn

Bác tự cuốc đất, trồng cây, tưới nước xung quanh nhà sàn

Bữa cơm đạm bạc của Hồ Chủ tịch với đồng bào

Bữa cơm đạm bạc của Hồ Chủ tịch với đồng bào

Những ngày ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự chẻ củi, nấu ăn

Những ngày ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự chẻ củi, nấu ăn

hiếu niên, nhi đồng mỗi khi nhắc đến Bác Hồ thường nghĩ ngay đến vị cha già của dân tộc với vầng trán cao, ánh mắt sáng và râu tóc bạc phơ

Thiếu niên, nhi đồng mỗi khi nhắc đến Bác Hồ thường nghĩ ngay đến vị cha già của dân tộc với vầng trán cao, ánh mắt sáng và râu tóc bạc phơ

Bức ảnh chụp Hồ Chủ tịch thăm làng Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An)

Bức ảnh chụp Hồ Chủ tịch thăm làng Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An)

Những lúc có điều kiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại về với nông dân,  chỉ bảo họ cách gieo trồng

Những lúc có điều kiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại về với nông dân,
chỉ bảo họ cách gieo trồng

Những lúc rảnh rỗi, Hồ Chủ tịch lại thảnh thơi ngồi câu cá

Những lúc rảnh rỗi, Hồ Chủ tịch lại thảnh thơi ngồi câu cá

Với Hồ Chủ tịch, trẻ thơ được xem như búp trên cành, luôn được yêu thương  và dạy dỗ

Với Hồ Chủ tịch, trẻ thơ được xem như búp trên cành, luôn được yêu thương
và dạy dỗ

 Thói quen làm việc, sắp xếp tài liệu gọn gàng, ngăn nắp của Hồ Chủ tịch  vẫn không hề thay đổi dù ở nơi đâu

 Thói quen làm việc, sắp xếp tài liệu gọn gàng, ngăn nắp của Hồ Chủ tịch
vẫn không hề thay đổi dù ở nơi đâu

Theo Quê Hương Online
Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved