BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Rss

29/9/12
Bàn về lòng yêu nước

Bàn về lòng yêu nước

LâmTrực

Ai cũng có thể nói ra hai từ: Yêu nước. 



anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,

Có lẽ Yêu nước là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ nên cũng không cần đặt vấn đề yêu nước là gì. Mỗi người dân Việt đều có quyền yêu nước, tất nhiên là yêu nước theo cách của mình. Duy chỉ có một điều mà chúng ta cần phải cân nhắc để thể hiện lòng yêu nước của mình trước cộng đồng sao cho hiệu quả mà không làm cản trở tới nhưng hoạt động của Nhà nước và của người dân. Tóm lại, là bạn có thể thể hiện lòng yêu nước của mình theo cách mà bạn muốn song không được vi phạm luật pháp.



Cần nói thêm, bản thân lòng yêu nước không có tội, mà cách thể hiện lòng yêu nước một cách thái quá có thể đã vi phạm pháp luật một cách có chủ ý hoặc vô ý. Điều đáng nói ở đây là nhiều người nhân danh yêu nước để trục lợi, lợi dụng lòng yêu nước để chống lại Nhà nước, chống lại dân tộc mình.

Tôi không hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng, yêu nước là phải ra mặt trận, phải lên biên giới, phải ra hải đảo và phải cầm súng, ném lựu đạn để bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Tất nhiên, tôi cũng không hài lòng với ý kiến cho rằng yêu nước là phải đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lãnh thổ.

Tôi tôn trọng lòng yêu nước của các bạn, nhưng nếu nói rằng tôi không đi biểu tình, tôi không hô hào biểu tình là tôi không yêu nước thì đó là lối nói lộng ngôn thô thiển có hàm ý kích động và xúc phạm đến nhân phẩm của tôi hay của công dân khác.

Nói vê chủ đề này, Nhà văn Trang Hạ bày tỏ quan điểm tôn trọng cả những trường phái khác biệt. Bởi ai cũng có thể nói ra hai chữ yêu nước. Vấn đề hoàn toàn không phải là nghĩ gì - mà là phải làm gì. Và không có nghĩa là khi ai đó nói rằng mình yêu nước, thì phải tống họ lên trên biên giới hay các quần đảo để chứng minh điều đó; hoặc là đặt vào tình huống "nếu có chiến tranh thì bạn có cho con trai đi nhập ngũ?". Theo nhà văn Trang Hạ, "không thể lấy máu để minh chứng cho lòng yêu nước".

Khi tổ quốc lâm nguy, đất nước có chiến tranh, chúng ta sẽ phải thể hiện lòng yêu nước của mình trước hết là ủng hộ Nhà nước thực hiện các đối sách với kẻ thù. Đối sách này không chỉ được tiến hành trên mặt trận bom đạn mà có thể diễn ra dưới nhiều hình thái khác nhau. Như ngoại giao, kinh tế, pháp luật, khoa học kỹ thuật.v.v... Thêm nữa, bạn có thể có những đóng góp bằng các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng mà bạn có cho công cuộc bảo vệ đất nước. Bạn có lòng yêu nước, lẽ dĩ nhiên bạn phải có trách nhiệm với tình yêu đó thông qua hành động cụ thể.

Thực tế đã Có nhiều người quá khích, tư duy bầy đàn về chuyện "cứ phải đưa ra chiến trường thì mới là yêu nước". Trong khi, chúng ta có thể dùng sức mạnh tri thức giành lại những gì đã mất từ tay quân sâm lược.

Trong thời đại này, tư duy lấy thịt đè người không phải là cách cư xử văn minh, và càng không phải cứ xuống đường biểu tình bằng cách gào thét chửi bới là yêu nước chân chính. Ai cũng biết, biểu tình như vừa qua là không thể giải quyết được vấn đề chống xâm lược, trái lại nó gây khó khăn cho việc thực hiện đối sách ngoại giao của Nhà nước với quân xâm lược và góp phần làm rối loạn xã hội, ít nhất là trong một vài khu vực. Vấn đề cơ bản nhất là tránh xung đột, chứ không phải là mang con em, dân thường để tế cho tinh thần yêu nước. Bởi lẽ nếu xảy ra xung đột thì trong thế tương quan lực lượng như hiện nay, chúng ta khó có cơ hội. Trong tình thế đó dù là máu của anh hay của tôi hay con em chúng ta, tất cả đều vô vị.

Tôi cũng đồng ý với một bạn trẻ là sinh viên ở Hà Nội cho rằng yêu nước không nên được bộc lộ bằng hành động cực đoan. Cũng không nên quan niệm rằng, những người lên máy bay ra nước ngoài là không yêu nước.

Chúng ta đều là người Việt, tất thảy đều yêu nước, vậy cớ sao không đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ tổ quốc?

Nguồn: trelang.blogspot.com
Thư của Chủ tịch nước gửi thiếu nhi dịp Trung thu

Thư của Chủ tịch nước gửi thiếu nhi dịp Trung thu



(Chinhphu.vn) - Nhân dịp Tết Trung thu năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,




Toàn văn bức thư của Chủ tịch nước như sau:

Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý,

Nhân dịp Tết Trung thu, Bác thân ái chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam đón Tết Trung thu thật vui tươi, thắm tình đoàn kết.
Bác rất vui vì trong năm học vừa qua, các cháu đã chăm chỉ học tập, rèn luyện, vui chơi lành mạnh; nhiều cháu đạt thành tích xuất sắc; nhiều cháu ở vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn đã có ý chí và nghị lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và học tập. Các cháu tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã làm được nhiều việc tốt, làm cho các bậc ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vui lòng và tự hào. Kết quả đó thật đáng quý, đáng được biểu dương.
Đảng, Nhà nước ta, gia đình và xã hội luôn dành cho các cháu sự quan tâm, chăm lo đặc biệt để các cháu có điều kiện học tập và rèn luyện tốt nhất. Bác mong các cháu tích cực tu dưỡng theo năm điều Bác Hồ đã căn dặn thiếu niên, nhi đồng; đoàn kết, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện tốt để sau này trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ hằng mong đợi.
Bác chúc các cháu thực hiện thành công những ước mơ của mình.
Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn./.
Thân ái,
Trương Tấn Sang
Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX- Phần 3

Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX- Phần 3



Pierre Poivre, một thương nhân người Pháp trong chuyến đi đến Đàng Trong năm 1749-1750 cũng cho biết là ông đã từng nghe chuyện nhà vua (Chúa Nguyễn) hàng năm đưa vài chiếc thuyền ra Hoàng Sa để tìm kiếm các sản vật thiên nhiên cho bộ sưu tập của mình.
3. Chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa
Trong sách Phủ Biên tạp lục (Quyển II), Lê Quý Đôn đã khảo tả khá cụ thể về hoạt động chính của đội Hoàng Sa: “... cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc văn rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ Ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về”(17). Đội Hoàng Sa mỗi năm có đến nửa năm (từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau) không chính thức hoạt động ngoài biển khơi cho nên họ còn được điều động đi làm nhiều các công việc khác. Sách Phủ Biên tạp lục, Quyển IV, khi chép về thuế vàng, Lê Quý Đôn còn cho hay là đội Hoàng Sa đã từng phải đi đào vàng ở xã Nam Phố Hạ, huyện Phú Vang: “Lệ cũ cho xã dân lĩnh tiền nhà nước để ăn mà đi lấy vàng, được miễn trừ tiền thuế. Mùa xuân năm Bính Thân (1776) kiêm đốc suất Đoan Quận công sai thuộc tướng là Cơ Trung hầu đào lấy, gọi đội Hoàng Sa đến và thuê phu 65 người đào lấy đãi nấu...”(18). Cũng có tài liệu còn cho hay, người đội Hoàng Sa đi bắt tổ yến ở Cù Lao Chàm ngay phía ngoài cửa Đại sông Thu Bồn...
Không bàn đến những công việc phụ được giao thêm trong khoảng thời gian không chính thức đi biển, nếu mới chỉ đọc qua tư liệu, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy đội Hoàng Sa được Chúa Nguyễn tổ chức ra là để thu lượm các hóa vật và hải vật trên các vùng quần đảo xa xôi ở giữa Biển Đông. Pierre Poivre, một thương nhân người Pháp trong chuyến đi đến Đàng Trong năm 1749-1750 cũng cho biết là ông đã từng nghe chuyện nhà vua (Chúa Nguyễn) hàng năm đưa vài chiếc thuyền ra Hoàng Sa để tìm kiếm các sản vật thiên nhiên cho bộ sưu tập của mình(19). Tuy nhiên, nếu phân tích một cách cụ thể các nguồn hóa vật, hải vật, kể cả các sản vật lạ mà đội Hoàng Sa tìm kiếm được giữa vùng biển khơi hoang sơ đem về cho Chúa Nguyễn thì xem ra chúng không chỉ ít ỏi về số lượng, mà chủng loại cũng đơn điệu. Lê Quý Đôn còn cung cấp những con số cụ thể mà đội Hoàng Sa trong cả 6 tháng trời ròng rã ngoài biển khơi “lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không”: “Tôi đã xem sổ của Cai đội cũ là Thuyên Đức hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ (1762) lượm được 80 hốt bạc; năm Giáp Thân (1764) được 5.100 cân thiếc; năm ất Dậu (1765) được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu (1769) đến năm Quý Tỵ (1773), 5 năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được khối thiếc, bát sứ và 2 khẩu súng đồng mà thôi”(20). Những con số đã xác nhận một thực tế là hiệu quả kinh tế của đội Hoàng Sa rất thấp và có thể khẳng định Chúa Nguyễn lập ra đội Hpàng Sa không phải chủ yếu vì mục đích kinh tế.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,

Những đội Hoàng Sa, Bắc Hải ra khơi với hành trang là những bó chiếu cói, dây mây để bó xác khi tử trận và những thẻ linh vị để ghi tên




Rất ít  trai tráng ra khơi bảo vệ chủ quyền trở về đất liền. Để tưởng nhớ tới công lao của những người đã ra đi, thân nhân của họ đã lập những bài vị để thờ. Đồng thời, họ đắp những ngôi mộ gió để thờ cúng những người không trở về
Vậy thì mục đích chính của Chúa Nguyễn khi lập ra đội Hoàng Sa là gì?
Tờ đơn xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa của phường An Vĩnh Cù Lao Ré đề ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775)(21) đã nói rất rõ: “Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các cù lao ngoài biển tìm nhặt các hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có truyền báo xẩy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm, xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm nhặt bảo vật cùng thuế quan đem phụng nạp, xin dốc lòng làm theo sở nguyện chẳng dám kêu ca...”.
Những dân binh tham gia đội Hoàng Sa, theo quy định của nhà nước họ là các “quân nhân” thực hiện các nghĩa vụ nhà nước giao cho một cách chặt chẽ và chuẩn xác: Cứ tháng 2 nhận giấy sai đi (nghĩa là khi đi ra biển phải có quyết định của triều đình) và tháng 8 về đất liền phải đưa thuyền thẳng vào cửa Eo đến thành Phú Xuân trình báo, nộp sản phẩm và lĩnh bằng (tức là được triều đình xác nhận là đã hoàn thành nhiệm vụ của năm).
Đội Hoàng Sa được tổ chức như thế không thể nói là không mang tính chất của một đơn vị quân đội có kỷ luật chặt chẽ. Phạm vi hoạt động của đội Hoàng Sa lúc đầu theo nguyên tắc là vùng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau một thời gian thực hiện, nhận thấy đội Hoàng Sa dù có cố gắng đến mấy thì cũng không thể nào bao quát hết được toàn bộ các vùng biển đảo giữa Biển Đông, nên Chúa Nguyễn đã quyết định lập thêm đội Bắc Hải. Lê Quý Đôn cho biết: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai Cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được”(22). Địa bàn hoạt động tương đương với khu vực quần đảo Trường Sa, tuy hoạt động độc lập nhưng về nguyên tắc đội Bắc Hải vẫn do đội Hoàng Sa kiêm quản.
Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì ngay sau khi thành lập Vương triều Nguyễn được vài tháng, vào năm 1803 vua Gia Long “lấy Cai cơ Vỗ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa”(23). Cùng với đội Hoàng Sa, ông cũng cho lập lại đội Bắc Hải. Đến đây đội Hoàng Sa đã thực sự trở thành một đơn vị quân đội của nhà Nguyễn dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú là người xã An Vĩnh. Vào năm 1805 ông: “Hạ lệnh cho từ Quảng Bình vào đến Nam Bình Thuận đều ghi số thuyền, số người các đội Trường Đà để tâu lên. (Quân Trường Đà trước có các đội công sai là Kỵ Hải, Mã Hải, Hoàng Sa (sách chép nhầm là Sa Hoàng), Bắc Hải, Long Yên, Trường Thọ, Đại Lê lấy dân ở ven biển sung vào, Quảng Bình 10 xã thôn phường Cừ Hà, Lý Hòa, Thuận Cô, Cảnh Dương, Lộc Điền, Chi Giáp, An Náu Nam Biên và An Náu Bắc Biên, Nội Hà, Để Võng, có 183 chiếc thuyền, 1427 người; từ Quảng Trị vào Nam đến Bình Thuận có 327 chiếc thuyền, 1604 người). Đổi đội Trường Thọ làm đội Trường Thuận”(24). Như thế có thể biết các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đời Gia Long thuộc quân Trường Đà và người của đội Hoàng Sa đều được các nguồn tài liệu ghi chép thống nhất là “quân nhân” (tức là lính của nhà nước)(25).
Liên tục trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa “ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”(26). Như thế ta biết rõ hơn một chức năng nữa của đội Hoàng Sa (hay một nhiệm vụ chính của đội Hoàng Sa) trong những năm 1815-1816 là khảo sát, đo đạc, xác định hải trình ở khu vực giữa Biển Đông. Việc vua Gia Long quan tâm sâu sắc đến vị trí và hải trình quần đảo Hoàng Sa trong những năm có tính chất bản lề này càng thể hiện rõ quyết tâm của Vương triều là kiểm soát và bảo vệ đến cùng vùng biển đảo đã trở thành máu thịt.
4. Quá trình đội Hoàng Sa được tích hợp vào đội Thủy quân và không gian văn hóa quê hương đội Hoàng Sa
Đội Hoàng Sa khi mới thành lập chỉ là lực lượng bán quân sự. Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo mà tổ chức, kỷ luật càng ngày càng chặt chẽ, chức năng quân sự càng ngày càng được tăng cường. Ngay từ đầu đời Tây Sơn, theo Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh chư vụ Thượng tướng công cho Cai đội Hoàng Sa Hội Đức Hầu ngày 14 tháng 2 năm 1786 thì đội Hoàng Sa phải cắm biển hiệu Thủy quân, nghĩa là nó cần phải hoạt động dưới danh nghĩa một tổ chức quân đội của nhà nước đương đại(27). Sang đầu thế kỷ XIX, một mặt chức năng quân sự của đội Hoàng Sa tiếp tục được nâng cao, mặt khác từng bước đã có sự thâm nhập của đội Thủy quân vào trong nội bộ của đội Hoàng Sa, hay ngược lại cũng đã có sự tham gia của người đội Hoàng Sa vào đội Thủy quân. Vào tháng 3 năm 1816, theo sách Đại Nam thực lục, vua Gia Long “sai Thủy quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường biển”(28). Đây là lần đầu tiên sử chép về sự phối hợp giữa đội Hoàng Sa và đội Thủy quân trong một nhiệm vụ chung ở Hoàng Sa. Văn khế bán đoạn một phần đất ở phường An Vĩnh đề ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816) còn lưu giữ được ở nhà ông Nguyễn Quang Kế thuộc thôn Tây, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, không chỉ minh chứng mà còn cung cấp thông tin cụ thể để hiểu rõ hơn về sự kiện này: “Nay bản xã thừa lệnh quy tập đội Hoàng Sa tới Kinh đô nhận tờ sai để thi hành công vụ, cần dùng đến lễ và xin cho Thủy quân quy vào đội Hoàng Sa cũng cần đến sự quyên góp cho binh lính trong xã...”.
Trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, năm 1816 là năm có ý nghĩa hết sức đặc biệt(29). Đây là thời điếm mà vua Gia Long đã thi hành các biện pháp rất quyết liệt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Vương triều Nguyễn ở Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên ông không thể không đưa lực lượng Thủy quân hùng mạnh của mình trực tiếp quản lý và bảo vệ chủ quyền ở các quần đảo giữa Biển Đông. Đến đây chức năng bảo vệ biển đảo bắt đầu được chuyển dần từ đội Hoàng Sa sang đội Thủy quân.
Tiếp nối và phát huy trên một tầm cao mới truyền thống và kinh nghiệm khai thác và bảo vệ biển đảo từ thời các Chúa Nguyễn và nhất là từ thời vua cha Gia Long, Minh Mệnh lên ngôi Hoàng đế vào năm 1820 và suốt hai thập kỷ trị vì của mình, ông đã đẩy hoạt động chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ cả trước ông và sau ông.
Minh Mệnh đã cho triển khai hàng loạt các hình thức và biện pháp thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ để lưu dấu ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng mà ông đưa ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm các đội Thủy quân, Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh và dân phu. Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều phải có quyết định của triều đình dưới hình thức “tờ sai để thi hành công vụ” và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi hay tạm dừng vì bão gió. Sau khi kết thúc công việc họ phải chạy thuyền thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra đánh giá và tùy mức độ đóng góp hay vi phạm mà luận công hay định tội, thưởng phạt công minh. Cũng bắt đầu từ thời Minh Mệnh trên các nguồn tư liệu chính thức của Nhà nước không còn thấy chép đến đội Hoàng Sa nữa, mà vai trò và chức năng của đội Hoàng Sa đã được chuyển hẳn sang cho đội Thủy quân(30). Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu các nguồn tư liệu cụ thể và nhất là nguồn tư liệu thực địa tại quê hương đội Hoàng Sa thì chúng ta vẫn có thể hình dung ra hình bóng của đội Hoàng Sa vẫn còn được giữ lại trong cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các đội Thủy quân hoạt động ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Đành rằng không còn danh nghĩa đội Hoàng Sa, hay là đội Hoàng Sa đã được tích hợp vào đội Thủy quân hoặc dưới một danh nghĩa nào khác, thì người được điều ra quản lý, khai thác thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa thời Minh Mệnh và nhiều thập kỷ tiếp theo vẫn chủ yếu là người ở quê hương đội Hoàng Sa.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,
Mỗi năm, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải tuyển 70 mộ binh phu ra khơi vào tháng 3 (âm lịch hằng năm). Tuy nhiên, họ ra đi không hẹn ngày về. Những người thân của họ đã tổ chức lễ Khao lề thế lính Trường Sa những mong và cầu cho linh hồn của người đã khuất trong đội Hoàng Sa, Bắc Hải được siêu thoát, những người còn sống sẽ trở về
Phạm Quang Ảnh từ sau khi đội Hoàng Sa không còn hoạt động vẫn tiếp tục phục vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách là người chỉ huy đội Thủy quân. Suất đội Thủy quân Phạm Hữu Nhật, Cai đội Thủy quân Phạm Văn Nguyên, Suất đội thủy sư Phạm Văn Biện và những người dẫn đường nổi tiếng Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, Đặng Văn Siểm... thông thạo biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa như trong lòng bàn tay, đều là những người con ưu tú của An Vĩnh, An Hải. Đạo sắc ngày 15 tháng 4 năm 1834 của vua Minh Mệnh giao cho Võ Văn Hùng chuẩn bị 3 chiếc thuyền, 8 thủy thủ, 24 lính giỏi bơi lặn ra đi Hoàng Sa, Trường Sa(31) góp phần kiểm chứng các nguồn thông tin trong Đại Nam thực lục, Châu bản triều Nguyễn và khẳng định quê hương đội Hoàng Sa vẫn là nơi cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực canh giữ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Không chỉ làm nghĩa vụ với nhà nước, Hoàng Sa - Trường Sa lâu dần đã trở thành ngư trường chính yếu, gắn bó máu thịt với mỗi gia đình, mỗi người dân Sa Kỳ, Lý Sơn. Vùng cửa biển Sa Kỳ và huyện đảo Lý Sơn vì thế đã trở thành không gian văn hóa quê hương đội Hoàng Sa, chắt chiu và gìn giữ cái hồn, cái cốt của Hoàng Sa -Trường Sa, với các giá trị đặc trưng và đích thực mà không có bất cứ một nơi nào khác ở xung quanh khu vực Biển Đông có thể có được.
Đó là tinh thần quả cảm vô song: “Trung can huyền nhật nguyệt / Nghĩa khí quán càn khôn”(32) (Lòng trung sánh ngang mặt trăng, mặt trời / Nghĩa khí bao trùm cả trời đất). Đó là sự hy sinh tất cả cho chủ quyền quốc gia lãnh thổ thiêng liêng, biết đi ra Hoàng Sa - Trường Sa là dấn thân vào cõi chết, nhưng họ vẫn quyết lòng ra đi và coi đó là lẽ sống thiêng liêng của chính mình(33). Từ cả những đấng chủ thần tối linh, tối thiêng của vùng đất (Ông Nam Hải - Ông Cá Voi) cho đến một nhánh san hô hay một nắm cát vàng... của Sa Kỳ - Lý Sơn, cả vật chất và tinh thần, cả kinh tế và văn hóa, cả nghĩa đen và nghĩa bóng... tất, tất cả đều hiển hiện một Hoàng Sa - Trường Sa trong đó. Những người con ra đi từ Sa Kỳ - Lý Sơn đã thổi hồn vào Hoàng Sa -Trường Sa, đã đem đến sức sống cho một vùng biển đảo đầy hiểm nguy, phong ba, bão tố “hoang vu và cằn cỗi nhất của địa cầu” và đến lượt nó, Hoàng Sa - Trường Sa lại góp phần làm nên diện mạo và các nét tiêu biểu nhất của không gian văn hóa biển đảo Sa Kỳ - Lý Sơn./.
Nguyễn Quang Ngọc
Chú thích
1.     Lê Quý Đôn: Toàn tập (Phủ Biên tạp lục), TI, Sđd, tr 119-120. Quyển II chép về hình thế núi sông, thành lũy, trị sở, đường sá, bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hóa Quảng Nam.
2.     Lê Quý Đôn: Toàn tập (Phủ Biên tạp lục), TI, Sđd, tr 224. Quyển IV chép về lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, thuế vàng bạc đồng sắt và lệ thuê vận tải ở hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.
3.     Southern Vietnam under the Nguyễn (Documents on the EconomicHistory of Cochinchina (Đàng Trong), 1602-1777 (Edited by Li Tana, Anthony Reid), ANU, Australia and ISEAS, Singapore, 1993, p 7.
4.     Lê Quý Đôn: Toàn tập (Phủ Biên tạp lục), TI, Sđd, tr 120.
5.     Tư liệu còn được lưu giữ tại nhà thờ họ Võ, thôn Tây, xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
6.     Lê Quý Đôn: Toàn tập (Phủ Biên tạp lục), TI, Sđd, tr 120.
7.     Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, T I, Sđd, tr 556.
8.     Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, T I, Sđd, tr 634.
9.     GS Trần Kinh Hòa trong Khảo cứu lại lịch sử quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Tây Sa (tiếng Nhật) cũng cho rằng trong văn bản sách Đại Nam thực lục đã chép nhầm “Hoàng Sa” thành “Sa Hoàng”. Đội Trường Đà theo Trần Kinh Hòa “cũng giống như các đội thuyền làm nhiệm vụ đặc biệt trên biển”.
10.Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, T I, Sđd, tr 898.
11.Bản Chỉ thị viết: “Sai Hộ Đức hầu Cai đội Hoàng Sa luôn xem xét, đốc suất trong đội cắm biển hiệu Thủy quân, cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba, cá quý đều chở về kinh, tập trung nộp theo lệ. Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá đều sẽ bị trị tội”. Tư liệu còn được lưu giữ tại nhà thờ họ Võ, thôn Tây, xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
12.Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, T I, Sđd, tr 922.
13.Nhiều tác giả phương Tây đã đánh giá rất cao hoạt động chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa, Trường Sa trong năm 1816. Giám mục Jean Louis Taberd cho rằng: “Vào năm 1816, nhà vua [vua Gia Long] đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta”. M. A Dubois de Jancigny năm 1850, viết sách nói rõ: “Chúng tôi chỉ muốn nhận xét rằng đã từ 34 năm nay, [tức là từ 1816 đến 1850], quần đảo Paracels (mà những người An Nam gọi là Cát Vàng), thật là một chốn mê cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát thật sự đã làm những người đi biển kinh hãi và chỉ có thể kể đến trong số những địa điểm hoang vu cằn cỗi nhất của địa cầu, quần đảo do đã bị các người xứ Đàng Trong chiếm giữ. Chúng tôi không rõ họ đã có đặt một cơ sở nào không (có thể với mục đích là bảo vệ công việc đánh cá), nhưng chắc chắn rằng nhà vua Gia Long đã chủ tâm đính thêm đóa hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó”.
14.GS Trần Kinh Hòa trong Khảo cứu lại lịch sử quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (tiếng Nhật) cũng xác nhận điều này: “... Tiếp đến vào tháng 11 năm thứ 18 (1819) người ta đã mộ tập 50 người dân không có hộ khẩu vào đội Thái Sâm để thu nhân sâm mọc hoang trên các núi vùng Sa Kỳ (quyển 60). Những đội mà chúng tôi đưa ra ở đây chủ yếu là làm những việc như hái lượm, săn bắt các sản vật quý hay chế tạo, sản xuất dụng cụ, vũ khí và khác hẳn với các đội làm nhiệm vụ đặc thù là đi biển như đội Hoàng Sa hay đội Bắc Hải thuộc Trường Đà. Cơ quan trực thuộc của các đội này hầu như không rõ ràng và đội viên lại đa phần là dân ngụ cư có những nghề đặc biệt nên có thể đã vấp phải vấn đề gì đó. Vỉ thế nên vào đầu thời Minh Mệnh các đội này đã bị xóa bỏ và nhiệm vụ này  chuyển sang tiến hành bởi Thủy quân và Giám thành quần”.
15.Dòng họ Đặng ở thôn Đông Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn còn giữ được bản gốc của đạo sắc này.
16.Đôi câu đối thờ ở nhà thờ Phạm Quang Ảnh, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn.
17.Ca dao cổ ở địa phương:
“Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn.
Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây”
Bởi tính chất nguy hiểm của công việc mà trước khi ra Hoàng Sa, mỗi người lính Hoàng Sa phải chuẩn bị sẵn một đôi chiếu, 7 sợi dây mây và 7 cái đòn tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để quấn xác, đòn tre dùng làm nẹp và dây mây bó chặt lại. Xác những người lính Hoàng Sa xấu số ấy được thả xuống biển với hy vọng mong manh là sẽ có người vớt lên chôn cất. Chiếc thẻ tre nhỏ ghi tên tuổi, phiên hiệu, đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó xác sẽ là dấu hiệu để đồng đội và thân nhân nhận ra họ. Mặc dù biết rất rõ công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm, biết rõ “Hoàng Sa đi có về không”, nhưng người lính Hoàng Sa không một chút nề hà vì đấy là lệnh vua, là phép nước: “Lệnh Vua sai phái quyết lòng ra đi”...
Trước khi lên đường, hàng năm cứ vào dịp 20 tháng 2, dân làng tổ chức lễ tế thần, cầu mong cho người ra đi được bình an vô sự. Người ta nặn những hình nộm bằng đất sét hoặc tết hình nộm bằng cỏ đem tế ở đình. Tế xong các hình nộm ấy được thả xuống biển hoặc đốt đi gọi là khao lề thế lính Trường Sa. Việc thờ cúng như thế này là niềm an ủi cả người đi, kẻ ở. Những người ra đi mà vĩnh viễn không về thì hàng năm đã được dân làng cúng giỗ tại đình. Bài văn tế trong dịp cúng thiêng liêng này mang tên Cáo biệt lính Trường Sa văn. Ngoài ra người ta còn nặn đất sét thành hình người rồi làm lễ truy điệu sống người lính sắp đi ra Hoàng Sa. Truy điệu xong, cho vào áo quan và mai táng theo đúng phong tục chôn cất người chết của địa phương. Người lính đi ra Hoàng Sa, Trường Sa tin rằng ngôi mộ giả này là ngôi nhà vĩnh cửu của mình trong cõi vĩnh hằng.
Họ đã thanh thản ra đi và để lại ở Sa Kỳ, Lý Sơn muôn nỗi mòn mỏi và thấp thỏm chờ trông của những người vợ, người mẹ:
“Chiều chiều ra ngóng biển khơi,
Ngóng ai như ngóng đợi người Trường Sa.
Chiều chiều ra ngóng biển xa,
Ngóng ai đi lính Trường Sa chưa về”
(Điều đáng lưu ý là khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tổ chức của đội Thủy quân thì tất cả những người Sa Kỳ, Lý Sơn đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều là lính thuộc lực lượng quân đội chính quy của nhà Nguyễn và phạm vi hoạt động của họ bao gồm toàn bộ vùng biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa và dân gian quen gọi họ là lính Trường Sa).

Theo biengioilanhtho

Vua Gia Long thực thi chủ quyền biển đảo

Vua Gia Long thực thi chủ quyền biển đảo

Gia Long - vị vua khai sáng triều Nguyễn, ngay từ khi lên ngôi (1802) đã tích cực tiếp nối truyền thống từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII) xây dựng lực lượng thủy quân vững mạnh, để có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển đảo của Việt Nam. Bộ Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn được giới khoa học coi là bộ Quốc sử Việt Nam triều Nguyễn đã ghi chép khá đầy đủ những sắc lệnh của vua Gia Long từng ban hành để bảo vệ và khai thác quần đảo Hoàng Sa trong những năm ở ngôi (1802-1820).


anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,


Những ấn phẩm chứng minh chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và thẻ ghi danh Đội Hoàng Sa với những tên tuổi như: Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật, Cai đội Phạm Quang Ảnh, Suất đội Phạm Văn Biên, Đà công Đặng Văn Siểm... Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thực lục về Thế tổ Cao hoàng đế (tức vua Gia Long), đệ nhất kỷ quyển XII (12) có chép: Quý Hợi, niên hiệu Gia Long thứ 2 (1803), mùa thu, tháng 7, lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa.
Cũng trong phần đệ nhất kỷ, quyển L (50) lại chép: Ất Hợi, niên hiệu Gia Long năm thứ 14 (1815), tháng 2,... sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển.
Tiếp vào năm sau niên hiệu Gia Long 15 (1816), vua Gia Long lại sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy.
Như vậy, thông qua chính sử triều Nguyễn, nổi bật lên sự quan tâm đặc biệt của vua Gia Long đối với các vùng biển đảo, cụ thể hơn là quần đảo Hoàng Sa. Trước hết, vua Gia Long vẫn tiếp tục kế thừa kinh nghiệm quản lý của các triều đại trước, bằng việc lập lại đội Hoàng Sa từng được các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn liên tục thực hiện. Năm 1815, Phạm Quang Ảnh là Cai đội đã chỉ huy các thủy thủ của đội Hoàng Sa lần đầu tiên tiến hành việc thăm dò đường biển từ Quảng Ngãi ra đến các quần đảo nằm trên Biển Đông. Ngay năm sau 1816, vua Gia Long đã cho kết hợp giữa lực lượng thủy quân Nhà nước với đội dân binh địa phương Quảng Ngãi (đội Hoàng Sa) để làm nhiệm vụ thẩm tra, xem xét, đo đạc hải trình mà trước đó, đội Hoàng Sa đã thực hiện.
Ngoài các tư liệu do Quốc sử ghi chép ra, trong các gia phả, tộc phả của nhiều dòng họ tại đảo Lý Sơn còn cung cấp thêm nhiều chứng cớ bổ sung. Theo gia phả dòng họ Phạm Quang, lập ngày 16 tháng 6 năm Gia Long thứ 5 (1806): Cụ thủy tổ là Phạm Quang Minh cùng hai con là Phạm Quang Nhật và Phạm Quang Nguyệt từ làng An Vĩnh trong cửa biển Sa Kỳ, dời ra sinh sống ở phường An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.
Đến đời Phạm Quang Ảnh, Cai đội Hoàng Sa rất nổi tiếng vào những năm 20 của thế kỷ XIX, dòng họ Phạm Quang đã là một cự tộc ở Cù Lao Ré. Nhưng dòng họ này hàng năm vẫn tập trung về thờ tự tại nhà thờ họ gốc ở làng An Vĩnh, còn từ đường Phạm Quang Ảnh ở Lý Sơn chỉ là nhà thờ nhỏ của một chi trong họ. Trên khám thờ ở nhà thờ chính dòng họ Phạm Quang trong đất liền vẫn thờ bài vị của Phạm Quang Ảnh. Ngôi nhà thờ này hiện nay không còn nữa, nhưng vẫn được lưu giữ trong ký ức của nhiều cụ cao tuổi trong dòng họ truyền lại cho lớp cháu con đời sau.
Sau chuyến đi năm 1815, Cai đội Phạm Quang Ảnh còn đi nhiều chuyến ra Hoàng Sa, mỗi năm khởi hành vào tháng hai âm lịch và về đến bờ vào tháng tám âm lịch.
Tương truyền, trong một lần ra khơi, vị cai đội đã mất tích. Vua Gia Long đã ra đảo Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Do không ai tìm được xác của ông và đồng đội, thầy phong thuỷ trong đoàn tùy tùng của nhà vua đã sai dân chúng lên núi Giếng Tiền lấy đất sét để thầy nặn đất thành hình người, cúng chiêu hồn trong một đêm, rồi làm lễ an táng. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, kế tiếp là hai mươi tư người lính đội Hoàng Sa. Tất cả gồm hai mươi lăm ngôi mộ gió, xếp thành một hàng dài. Kể từ đó, dân đảo Lý Sơn có tục đắp mộ gió cho người đi biển bị chết mất xác.
Phạm Quang Ảnh được phong làm Thượng đẳng thần và được nhân dân An Vĩnh thờ cúng như Thành hoàng. Tên của ông được đặt cho một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Cần đặc biệt lưu ý, trước khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã từng nhận được sự giúp đỡ của nhiều sĩ quan quân sự các nước phương Tây, nhất là các sĩ quan nước Pháp trong quá trình diễn ra chiến tranh với triều Tây Sơn. Chính các viên sĩ quan Pháp này đã đắc lực hỗ trợ việc xây dựng một lực lượng thủy quân mạnh cho Gia Long chống lại những đợt tấn công trên biển, sông của thủy quân Tây Sơn.
Trong số đó, nổi lên có anh em Dayot là Jean Maurice Dayot và Fe’ly Dayot, người Pháp, đều theo giúp Nguyễn Ánh từ năm 1788. Người anh là Jean Maurice Dayot mang tên Việt là Đa Đột, từng được phong chức Khâm sai Cai đội. Từ năm 1790, M.Dayot chỉ huy lực lượng thủy quân của Nguyễn Ánh, vào năm 1793 phụ trách hai chiếc tàu tham gia trận thủy chiến tại Quy Nhơn lần thứ nhất. M.Dayot là một nhà hàng hải giỏi, đã có công trợ giúp Nguyễn Ánh việc đo đạc, xây dựng các tấm hải đồ Biển Đông và hải đồ bờ biển Đàng Trong.
Vì vậy, sau khi đã nắm vương vị, vua Gia Long lại tiếp tục chú trọng tới việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển đảo ở Biển Đông, nhất là quần đảo Hoàng Sa. Điều này đã được các viên sĩ quan, giáo sĩ người Pháp thân cận với Gia Long xác nhận qua hồi ký cá nhân của họ.
J.Chaigneau (có tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), Cố vấn quân sự lâu dài cho Nguyễn Ánh và sau này là vua Gia Long viết: Xứ Cochinchine mà Quốc vương này nay đã xưng đế hiệu (chỉ vua Gia Long - NHT), gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà (Tonquin)... vài đảo gần bờ biển, có dân cư và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816, đương kim Hoàng đế đã chiếm hữu đảo ấy’’.
Giám mục Jean Louis Taberd thì cho biết tỉ mỉ hơn, trong sách “Bức tranh Thế giới - Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ” xuất bản tại Paris năm 1833, có đoạn viết: “Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng gồm rất nhiều hoang đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên… Những hoang đảo này đã được chiếm cứ bởi người Việt xưa Đàng Trong... Có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài; vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.
Không chỉ một lần Giám mục J. Taberd đưa ra sự kiện trên, 16 năm sau, ông đã tái xác nhận, bằng một bài báo tiếng Anh phát hành ở Ấn Độ vào năm 1849 như sau: “Năm 1816, Ngài (chỉ vua Gia Long- NHT) đã tới long trọng cắm cờ quốc gia của ông và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này mà hình như không một ai tranh giành với ông”.
Từ những tư liệu của Quốc sử, tộc phả các họ tham gia đội Hoàng Sa và nhất là những ghi chép khá trung thực, khách quan của sĩ quan quân sự, giáo sĩ phương Tây đương thời, có thể khẳng định, các quần đảo miền Trung và Nam nước ta, nhất là quần đảo Hoàng Sa, đã liên tục thuộc về lãnh thổ Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn qua triều Tây Sơn và đến triều Gia Long. Không chỉ ban hành các mệnh lệnh cho thủy quân triều Nguyễn cùng dân binh địa phương ra Hoàng Sa thực hiện nghĩa vụ và dò đường vẽ hải trình, mà chính vua Gia Long đã trực tiếp cắm cờ xác nhận chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816. Đây thực sự là những bằng chứng lịch sử không thể phủ nhận về chủ quyền lãnh thổ đảo biển của Việt Nam.
TS. Nguyễn Hữu Tâm - (Viện Sử học Việt Nam)
Theo bienphong.com.vn
Vương triều Tây Sơn quản lý vùng Biển Đông

Vương triều Tây Sơn quản lý vùng Biển Đông

Trong gần 220 năm của ba thế kỷ XVI đến XVIII, các chúa Nguyễn (gồm 9 đời, tính từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đến năm 1778, chúa Nguyễn Phúc Thuần mất) đã một mặt xây dựng chính quyền Đàng Trong từng bước vững mạnh về chính trị, mặt khác cũng tăng cường giao lưu đối ngoại, đẩy mạnh quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước. Đặc biệt, chính quyền Đàng Trong đã chủ động thực thi những phương thức hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác nguồn lợi kinh tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,


Nguồn ảnh: Nguyễn Quang Ngọc -Vũ Văn Quân.
Kế thừa những thành quả của các chúa Nguyễn, vương triều Tây Sơn tuy chỉ tồn tại trong một thời gian không dài, nhưng ngay trong giai đoạn khởi nghĩa giành chính quyền cũng đã có ý thức quan tâm tới chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Vua Quang Trung không chỉ chú ý xây dựng lực lượng thủy quân vững mạnh, mà vẫn tiếp tục, thường xuyên tập trung thực thi chủ quyền Biển Đông, khai thác nguồn lợi kinh tế, nhất là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vào năm 1775, tức là 4 năm sau khi tiến hành khởi nghĩa, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được một địa bàn từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận. Chính quyền Tây Sơn đã cho phép các cư dân trong địa bàn mình kiểm soát được khai thác tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các cứ liệu lịch sử hiện còn đã minh chứng nhận định trên: Trong tờ đơn bằng chữ Hán xin khôi phục lại đội Hoàng Sa của cư dân phường Cù Lao Ré, xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Hòa Nghĩa (tức Quảng Ngãi), do Cai đội là Hà Liễu viết trình lên chính quyền Tây Sơn ngày 15 tháng Giêng niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775) viết rõ: Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ, gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng, thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp. Nếu như có truyền báo xảy chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm, xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm nhặt báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp.
Tờ đơn trên đã được chính quyền Tây Sơn xem xét, chuẩn y và hiện vẫn còn lưu giữ tại nhà thờ họ Võ (Vũ), phường An Vĩnh, nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung tờ đơn của cư dân Cù Lao Ré đã xác định: Việc lập đội Hoàng Sa để khai thác sản vật tại các đảo biển, bổ sung thêm những cư dân bên ngoài đang sinh sống tại địa phương vào đội quân đi biển, chấp hành nộp thuế theo quy định của chính quyền. Điều quan trọng hơn cả, là những ngư dân này tình nguyện trở thành những chiến binh trên biển, để sẵn sàng chiến đấu chống bọn xâm lược lãnh thổ thiêng liêng của mình.  
Bản Chỉ thị bằng chữ Hán ký vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, năm Bính Ngọ (năm 1786) của viên quan Thái phó Tổng lý Quân binh dân chư vụ Thượng tướng công hiện đang được lưu giữ tại nhà thờ họ Võ (Vũ), phường An Vĩnh. Bản Chỉ thị cho phép: Hội Đức hầu - Cai đội Hoàng Sa luôn xem xét đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, đem 4 thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các xứ Cù lao ngoài biển, tìm nhặt vàng, bạc, đồng và các thứ súng đại bác, súng nhỏ, đồi mồi, vỏ hải ba, cá quý... đều chở về Kinh, tập trung nộp theo lệ.
Bản Chỉ thị này của viên đại thần phụ trách quân đội và nhân dân càng khẳng định thêm tính pháp lý trong việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cùng các vùng biển đảo Nam Trung bộ của triều Tây Sơn. Các đội Hoàng Sa được đặt ra thời các chúa Nguyễn vẫn được duy trì và hoạt động dưới triều Tây Sơn. Đội Hoàng Sa hoạt động liên tục từ thế kỷ 17 đầu thời chúa Nguyễn đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết.
Ngoài ra, còn phát hiện bản Ngự phê của vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc vào bản dâng tâu của xã An Vĩnh trình bày việc dâng nộp các loại hải sản như đồi mồi, hải ba... và xin miễn sưu dịch đã được Thánh chỉ ban thưởng vàng và bút phê ''Chuẩn cho''.
J. Barrow, phái viên người Anh, trong cuốn sách Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793) đã xác nhận việc khai thác hải sản tại quần đảo Hoàng Sa của chính quyền Tây Sơn: Những tàu thuyền này được dùng trong công việc buôn bán ở vùng duyên hải và đánh cá. Và những tàu thuyền thu lượm giống Trepan (hải sâm) và những tổ chim yến trong quần đảo có tên là Paracels (Hoàng Sa) thuộc nhiều loại mô tả khác nhau.
Với những tư liệu chọn lọc được đưa ra, đã chứng minh chủ quyền lãnh thổ vùng biển đảo, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng quá trình khai thác nguồn lợi kinh tế tại đây của vương triều Tây Sơn trong thế kỷ XVIII và đầu XIX.
TS. Nguyễn Hữu Tâm (Viện Sử học Việt Nam)
Theo bienphong.com.vn
Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX- Phần 2

Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX- Phần 2



Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn và tất cả các nguồn tư liệu chính thức và xác thực là được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
2. Quê hương của đội Hoàng Sa
An Vĩnh là một xã ở cửa biển Sa Kỳ (về phía nam), nay là địa bàn thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi(10). Xã An Vĩnh ở vào thời điểm chúa Nguyễn tuyển chọn dân đinh tổ chức ra đội Hoàng Sa bao gồm hai khu vực cách xa nhau là làng (thôn) An Vĩnh ở cửa biển Sa Kỳ trong đất liền và xóm (phường) An Vĩnh ở ngoài Cù Lao Ré (nay là xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Căn cứ vào tờ đơn của phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré xin tách ra khỏi xã An Vĩnh thì được biết phường này do người xã An Vĩnh chiếm dụng được xứ Cù Lao Ré ngoài biển, “phía đông giáp địa phận xã An Hải, phía tây liền biển, phía nam liền biển, phía bắc gần một cù lao nhỏ..” lập ra đã lâu đời và từ năm Quý Tỵ (1773) phường đã làm đơn xin được biệt lập với xã An Vĩnh thành một đơn vị hành chính độc lập. Cũng ngay sau đó dân phường An Vĩnh không vào thờ cúng tại chùa, đình, miếu của làng An Vĩnh trong đất liền nữa mà đã lập ra đình, chùa, miếu ở Cù Lao Ré để thờ cúng riêng. Như thế, đến cuối thế kỷ XVIII, phường An Vĩnh trên Cù Lao Ré đã tách hẳn ra khỏi làng gốc thành một làng riêng và đang từng bước tiến tới một đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước, nhưng chưa được nhà nước chấp thuận. Vì chưa được chấp thuận là đơn vị hành chính riêng cho nên trong lá đơn đề năm 1804 dân phường An Vĩnh vẫn phải xin cấp trên miễn cho các việc đắp đê trong đất liền và không ít những nghĩa vụ khác giao chung cho xã An Vĩnh thực hiện. Ngày 17 tháng 2 năm Gia Long thứ 3 (1804) phường An Vĩnh mới chính thức được tách khỏi xã An Vĩnh trở thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,


Thời gian thuận tiện nhất cho các đội Hoàng Sa đi biển là 6 tháng (từ tháng 3 tới tháng 8 hằng năm). Những năm tháng đó, do phương tiện còn khó khăn, thô sơ. Đội Hoàng Sa, Bắc Hải phải tự trang bị tàu thuyền, đặc tính như những ngư dân nhưng lại mang trọng trách thiêng liêng "bảo vệ chủ quyền" các vùng đảo giữa Biển Đông của tổ quốc
Vào trước thời điểm phường An Vĩnh được tách ra khỏi xã An Vĩnh, những dân đinh xã An Vĩnh được tuyên vào đội Hoàng Sa mặc nhiên phải bao gồm cả dân đinh làng An Vĩnh trong đất liền và phường An Vĩnh ngoài hải đảo. Công việc tổ chức nhân lực, chuẩn bị hậu cần và mọi mặt cho các chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều do Xã trưởng và bộ máy chức dịch phân cho thôn An Vĩnh trong đất liền và phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré cùng thực hiện. Vì đội Hoàng Sa là một tổ chức thống nhất, hoạt động trong một môi trường cực kỳ khó khăn, nguy hiểm cho nên sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hai bộ phận trong đất liền và ngoài hải đảo trở thành nguyên tắc sống còn. Vì thế, thời kỳ đầu thành lập đội Hoàng Sa gồm 5 thuyền, 70 suất thì dường như chưa có sự phân biệt giữa hai bộ phận này. Đến những thập kỷ cuối thế kỷ XVI, số lượng thuyền của đội Hoàng Sa đã tăng lên đến 18 chiếc thì chắc là đã có sự phân công, nhưng không có tư liệu để đoán định tỷ lệ.
Địa điểm cho đội Hoàng Sa xuất phát tiến ra biển khơi, có thể ở cả Cù Lao Ré và cửa biển Sa Kỳ, nhưng cửa biển Sa Kỳ là bến chính thức theo quy định của nhà nước. Phú Nhuận hầu vào đầu đời vua Gia Long vừa là Cai thủ cửa biển Sa Kỳ vừa kiêm chức Cai cơ Thủ ngự quản đội Hoàng Sa. Tại thôn An Vĩnh, ngay trên cửa biển Sa Kỳ nay vẫn còn di tích Vườn Đồn ở khu vực đóng quân của đồn biên phòng Sa Kỳ là địa điểm tập kết, huấn luyện, trang bị tàu thuyền, chuẩn bị hậu cần cho các chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa. Cách Vườn Đồn khoảng 200 mét là miếu Hoàng Sa(11) thờ bộ xương đầu của một con cá voi rất lớn, tương truyền do lính Hoàng Sa đưa về từ quần đảo Hoàng Sa. Miếu Hoàng Sa đã bị phá hủy từ gần nửa thế kỷ nay, nhưng bộ xương cá voi xưa, thần linh của miếu vẫn được nhân dân địa phương giữ lại và chuyển sang thờ tại Lăng Chánh ngay cạnh Miếu. Miếu Hoàng Sa chính là nơi những người trong đội Hoàng Sa làm lễ tế thần linh, cầu mong Ông Nam Hải phù giúp cho họ vượt qua được khó khăn, hoạn nạn trong những tháng ngày lênh đênh giữa biển khơi.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,

Ông Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ đời thứ 5 của Chánh suất đội trưởng Phạm Hữu Nhật cho hay, các Đội Hoàng Sa, Bắc Hải phải cuẩn bị rất nhiều lương thực, thực phẩm cho chuyến đi dài ngày. Bên cạnh đó, họ còn phải mang theo những tấm chiếu cói, dây mây để bó xác khi có người trong đoàn hi sinh khi có chiến chinh
Như vậy, không thể quan niệm một cách giản đơn như một số tác giả trước đây rằng 70 suất đinh cung cấp cho đội Hoàng Sa hoàn toàn chỉ là người phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré. Thậm chí có thể nghĩ rằng trong số 70 suất đinh của thời kỳ đầu thành lập đội Hoàng Sa, do dân số phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré chưa đông, nên dân làng An Vĩnh trong đất liền phải gánh vác số lượng nhiều hơn. Khi dân phường An Vĩnh đông lên, trách nhiệm dần dần được chia đều cho cả hai nơi. Theo sách Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh được hoàn thành trong khoảng thời gian ông làm quan ở vùng Thuận Quảng (1775-1785) thì trên Cù Lao Ré khi đó có đội Hoàng Sa Nhị “hàng năm đi 8 chiếc thuyền ra biển nhặt của quý về nộp tại Phú Xuân”(12). Tư liệu này cho phép đoán định là từ sau năm 1773, khi phường An Vĩnh trên Cù Lao Ré đã trở thành một làng riêng (có đình chùa, đền, miếu riêng), thì đội Hoàng Sa cũng được phép tách ra thành hai bộ phận tương đối độc lập là đội Hoàng Sa Nhất ở cửa biển Sa Kỳ gồm 10 thuyền và đội Hoàng Sa Nhị ở Cù Lao Ré gồm 8 thuyền. Đến năm 1804, khi phường An Vĩnh đã được nhà nước công nhận là một đơn vi hành chính cấp cơ sở và không còn phụ thuộc vào xã An Vĩnh trong cửa biển Sa Kỳ nữa thì phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré là nơi cung cấp chính nhân lực cho đội Hoàng Sa.
Tuy vậy vào đầu thế kỷ XIX, cửa biển Sa Kỳ vẫn còn là bến chính cho các thuyền bè ra Hoàng Sa, Trường Sa và làng An Vĩnh vẫn tiếp tục cử người tham gia đội Hoàng Sa. Qua văn khế bán đoạn một phần đất của xã An Vĩnh lập năm Gia Long thứ 15 (1816)(13) nói việc xã An Vĩnh được lệnh tập hợp đội Hoàng Sa đến Kinh đô (Huế) nhận tờ sai để thi hành công vụ thì có thể biết rằng dân xã An Vĩnh vẫn tham gia đội Hoàng Sa cho đến những ngày cuối cùng của đội này. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một thực tế là vai trò chính đã chuyển sang cho phường An Vĩnh từ những năm đầu thế kỷ XIX.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,

Tât cả tài liệu sử triều đều ghi chép về chủ quyền thuộc về Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các đội Hoàng Sa và Bắc Hải...
Điều đáng quan tâm nữa là người tham gia đội Hoàng Sa có bao gồm dân đinh của xã An Hải (nay là xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, phía bờ bắc cửa biển Sa Kỳ) và phường An Hải ở Cù Lao Ré hay không?. Các bộ sử quan trọng nhất chép về đội Hoàng Sa không một lần nhắc đến việc dân đinh của các địa phương trên tham gia vào công việc này. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Thông trong cuốn Việt sử cương giám khảo lược (quyển 4) cho biết là ở buổi “quốc sơ” nước ta “thường kén những người đinh tráng của hai hộ An Hải và An Vĩnh mà đặt đội Hoàng Sa để đi kiếm lượm những vật ngoài biển...”(14). Thực tế khảo sát ở huyện đảo Lý Sơn cũng như ở các làng An Vĩnh (Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh), An Hải (Bình Châu, Bình Sơn) đã xác nhận ghi chép của Nguyễn Thông là có cơ sở. Hai làng An Vĩnh, An Hải ở hai bên bờ bắc, bờ nam cửa biển Sa Kỳ vốn có quan hệ mật thiết với nhau và từ thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVII đã cùng nhau tiến ra “khai chiếm” đảo Lý Sơn(15). Lục tộc (6 họ: Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Xuân, Võ Văn, Lê và Nguyễn) của làng An Vĩnh (huyện Sơn Tịnh) lập ra phường An Vĩnh là khu vực xã Lý Vĩnh, Lý Sơn hiện nay; còn Thất tộc (7 họ: Nguyễn, Trương, Dương, Nguyễn, Nguyễn, Trần, Võ) của làng An Hải (huyện Bình Sơn) lập ra phường An Hải là khu vực xã Lý Hải, Lý Sơn hiện nay.
Tuy đã là các phường riêng, nhưng cho đến trước năm 1804, các phường An Vĩnh, An Hải vẫn còn phụ thuộc vào đất liền và chịu chung nghĩa vụ với các làng quê gốc ở vùng cửa biển Sa Kỳ. Truyền thuyết cho hay, ngày xưa mỗi lần trong đất liền có việc, chỉ cần gióng trống là người ngoài đảo Lý Sơn kéo nhau về làng đầy đủ. Tuy trên đảo, ranh giới hai phường An Vĩnh, An Hải là khá rõ ràng, nhưng trong thực tế dân cư hai phường đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Họ Phạm Văn ở phường An Hải có cùng nguồn gốc với họ Phạm Văn ở phường An Vĩnh. Gia phả và tài liệu truyền miệng cho hay, cụ tổ dòng họ là Phạm Văn Nhiên vốn là người đi lính Hoàng Sa trở về và chuyển sang lập nghiệp ở An Hải. Con cháu cụ theo truyền thống của dòng họ vẫn tiếp tục đi ra Hoàng Sa. Họ Mai ở An Hải lại không phải từ vùng cửa biển Sa Kỳ ra mà từ vùng Gia Định đến phường An Hải vào cuối đời Lê Mạt. Khoảng thời vua Gia Long (1802-1820), trong họ có nhiều người tham gia đội Hoàng Sa như Mai Văn Chang, Mai Văn Lòn... Tuy thế, trong thực tế, người tham gia đội Hoàng Sa trước sau vẫn chủ yếu là người xã An Vĩnh trong đất liền và phường An Vĩnh ngoài hải đảo và ngay cả đến lúc đã chia tách thành các đơn vị hành chính độc lập thì họ vẫn gắn bó máu thịt với nhau trong sứ mệnh thiêng liêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo(16).
Nguyễn Quang Ngọc
Chú thích
1.     Không chỉ Phủ Biên tạp lục, Đại Việt sử ký tục biên, Đại Nam thực lục tiền biên (như đã dẫn ở trên) mà các sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (TI, Nxb Sử học Hà Nội, 1960, tr 137), Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (TII, Nxb Thuận Hóa, 1992, tr 423), Quảng Ngãi tỉnh chí của Nguyễn Bá Trác (Bản đánh máy Thư viện Quảng Ngãi, tr 10)... đều xác định quê gốc của đội Hoàng Sa là xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
2.     Khu vực gia đình ông Nguyễn Văn Mênh đang ở (theo tư liệu điều tra của PGS.TS Vũ Văn Quân năm 1994). Tạp chí Khoa học (Khoa học xã hội), số 3 (1998), tr 12.
3.     Quảng Thuận đạo sử tập là tập hợp những ghi chép về địa lý và bản đồ địa hình vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785). Bản chữ Hán lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv.1375.
4.     Tài liệu còn được lưu giữ tại nhà ông Nguyễn Quang Kế, trưởng họ Nguyễn Quang Đệ Nhất Lang, xóm Trung Yên, thôn Tây, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
5.     Nguyễn Thông: Việt sử cương giám khảo lược, Bản chữ Hán, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu Vhv.1319.
6.     Gia phả họ Phạm Văn ở xã Lý Vĩnh huyện Lý Sơn cho biết thời điểm cụ thể là năm Hoàng Định thứ 9 (1609).
7.     Dòng họ Phạm Quang là một ví dụ tiêu biểu. Theo gia phả lập ngày 16 tháng 6 năm Gia Long thứ 5 (1806) thì thủy tổ là Phạm Quang Minh cùng hai con là Phạm Quang Nhật và Phạm Quang Nguyệt từ làng An Vĩnh trong cửa biển Sa Kỳ dời ra sinh sống ở phường An Vĩnh trên đảo Lý Sơn. Đến đời Phạm Quang Ảnh, Cai đội Hoàng Sa rất nổi tiếng ở thập kỷ thứ hai thế kỷ XIX, dòng họ Phạm Quang đã là một họ lớn ở Cù Lao Ré. Thế nhưng không chỉ thời kỳ đó, mà còn mãi về sau dòng họ Phạm Quang vẫn tập trung về nhà thờ họ gốc ở làng An Vĩnh, trong khi đó nhà thờ Phạm Quang Ảnh ở Lý Sơn chỉ là nhà thờ nhỏ của một chi phái. Trên khám thờ ở nhà thờ chính dòng họ Phạm Quang trong đất liền vẫn thờ bài vị của Phạm Quang Ảnh. Tiếc là ngôi nhà thờ này hiện nay không còn nữa, nhưng nó vẫn còn được nhiều người trong dòng họ ghi nhớ, lưu truyền.
Gần đây ở một số địa phương khác thuộc Thừa Thiên Huế và Quảng Namcó phát hiện thêm được một số tư liệu về những Cai đội, Đội trưởng đội Hoàng Sa. Đó là trường hợp ông Nguyễn Hữu Niên người xã An Nông, tổng Sư Lỗ, huyện Phúc Vinh (nay là xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) là Cai đội trưởng đội Hoàng Sa; trường hợp ông Vũ Văn Tây ở phường Trung, xã Thanh Hòa, tổng An Hòa, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa (xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) vào khoảng cuối thập kỷ thứ ba thế kỷ XIX. Chúng tôi chưa rõ các dòng họ này có quan hệ như thế nào với các dòng họ ở quê gốc của đội Hoàng Sa. Tuy nhiên có thể nghĩ rằng đây là những Cai đội Hoàng Sa lớp cuối cùng, khi mà có một số người từ đội Thủy quân được cử sang cai quản đội Hoàng- Sa và trái lại có nhiều người từ đội Hoàng Sa được điều chuyển tham gia vào đội Thủy quân. Trường hợp ông Lê Văn Ước ở phường Thượng, xã Thanh Hòa, tổng An Hòa, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa (thôn Hạ Thanh, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được phong làm Đội trưởng Tả thủy vệ đội Thủy quân năm 1838, có thể do hoạt động lâu năm ở Hoàng Sa mà được gọi là Cai đội (hay “Soái đội”) Hoàng Sa, nhưng chắc chắn không phải đội Hoàng Sa mà chúng ta đang bàn ở đây.

Theo biengioilanhtho


Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved