28/9/12

Nguồn vốn giúp sinh viên nghèo tiếp bước giảng đường

(Chinhphu.vn) – Ngày cầm số tiền vay với lãi suất ưu đãi dành cho sinh viên nghèo theo Quyết định 157/2007/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, vợ chồng anh Đỗ Văn Thích và chị Nguyễn Thị Chúc ở xóm 10, xã Hợp Lý (huyện Lý Nhân, Hà Nam) cứ rưng rưng.
Những đồng vốn vay đã biến ước mơ nuôi bốn người con học đại học của hai anh chị trở thành hiện thực. Trong đó, hai người con trai đã ra trường và có được công việc mà nhiều người mơ ước.


anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,

Anh Đỗ Văn Thích và chị Nguyễn Thị Chúc 
- Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng


“Thấy con đỗ đại học mà lo”

Nhà anh Đỗ Văn Thích và chị Nguyễn Thị Chúc nằm sâu trong một ngõ nhỏ của xã Hợp Lý, nhưng luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của bà con hàng xóm.
Từ nhiều năm nay, gia đình anh chị đã nức tiếng khắp làng trên, ngõ dưới, bởi cả bốn người con đều chăm ngoan, học giỏi.
Nói về việc học hành của các con, anh Đỗ Văn Thích tâm sự: “Hai đứa đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Hai đứa còn lại đang học đại học. Cũng nhờ có chính sách vay vốn với lãi suất thấp dành cho sinh viên nghèo mà con đường đến với giảng đường đại học của các con tôi bớt khó nhọc”.
Năm 1975, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Đỗ Văn Thích tạm biệt quê hương lên đường nhập ngũ. Đất nước thống nhất, anh về quê hưởng chế độ bệnh binh mất 61% sức khỏe.
Năm 1981, anh xây dựng gia đình. Rồi lần lượt 4 đứa con ra đời. Sức khỏe yếu không làm được việc nặng, anh tính học nghề thợ may kiếm thêm đồng ra, đồng vào vì chỉ trông vào 4 sào ruộng, thì ngay cả đến gạo ăn cũng không đủ.
Gia cảnh thiếu thốn, nhưng các con của anh chị đều ngoan ngoãn, học giỏi. Khi 4 đứa con lần lượt học hết THPT cũng là lúc trên tường nhà chật kín những chiếc giấy khen.
Một ngày đầu tháng 8/2004, cả nhà anh Thích vỡ òa trong vui sướng khi người con trai đầu nhận giấy báo đỗ Đại học Y Thái Bình. Thế nhưng, đằng sau niềm vui ấy, vợ chồng anh lại canh cánh một nỗi lo lấy đâu tiền cho con đi học.
Hai anh chị bàn lên, tính xuống tìm cách xoay sở tiền học cho các con. Đàn gà bắt đầu gọi ổ, rồi con lợn nuôi trong chuồng đang kỳ bén máng, anh chị cũng đã mang ra chợ bán để có tiền cho con nhập học.
Thế rồi, lần lượt người con thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng nối bước vào giảng đường đại học.Gia đình vốn đã khó khăn, nay lại thêm thiếu thốn vì một lúc phải lo chạy tiền cho cả 4 con học đại học.
“Thấy các con đỗ đại học mà lo. Hai vợ chồng sợ không có đủ tiền nuôi cả 4 đứa con học hết đại học. Chúng nó chăm ngoan, học giỏi mà phải bỏ giữa chừng thì tội lắm”, anh Thích tâm sự.

Chỗ dựa cho sinh viên nghèo

Cả 4 người con vào đại học cũng có nghĩa là gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên đôi vai vợ chồng anh nông dân Đỗ Văn Thích và chị Nguyễn Thị Chúc.
Đang dở câu chuyện, anh Thích đếm đốt ngón tay nhẩm tính: “Có thời điểm, chúng tôi phải một lúc nuôi 3 con cùng học đại học. Tính ra mỗi tháng cũng phải mất 5 triệu đồng”.
Đó là số tiền quá lớn đối với một người chồng bệnh binh và người vợ chỉ quanh quẩn bên cây lúa, củ khoai. Ruộng ít không đủ làm. Nghề cắt may của anh cũng thất thường. Đến cuộc sống hàng ngày, anh chị còn phải ngược xuôi mới tạm đủ chi tiêu, nói gì đến chuyện mỗi tháng bỏ ra được vài triệu đồng cho các con học hành.
Anh phải tìm mối nhận thêm hàng làm đến tận đêm. Chị ngoài làm ruộng, tranh thủ lúc nông nhàn chạy chợ kiếm thêm chút tiền. Cả hai vợ chồng sớm tối vất vả, thắt chặt chi tiêu mà vẫn không đủ tiền ăn học cho các con.
Có những dịp, khi biết mấy đứa con chuẩn bị về nhà, người làng lại thấy chị Chúc với dáng hình nhỏ bé, bước thấp, bước cao tìm đến anh em trong nhà vay tiền để các con kịp lên trường học.
Đang trong cảnh túng thiếu, canh cánh nỗi lo tiền ăn học cho các con, anh Thích và chị Chúc như bỏ được gánh nặng trên vai khi biết Quyết định số 157/2007/QĐ - TTG của Thủ tướng cho sinh viên nghèo vay vốn với lãi suất ưa đãi để tiếp tục việc học tập.
Tính đến nay, anh chị đã được vay tổng cộng hơn 90 triệu đồng. Số tiền trên đã góp phần giúp anh chị nuôi được 4 con ăn học. Anh con trai đầu đã tốt nghiệp đại học và trở thành bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Người con trai thứ ba đang là tu nghiệp sinh ở Nhật Bản. Hai người con còn lại đang học đại học.
Nhìn lên bức ảnh chụp người con thứ ba đang tu nghiệp bên Nhật Bản, anh Thích tâm sự: “Ở nông thôn với một gia đình nông dân như chúng tôi nuôi một con học đại học đã khó, nói gì đến 4 đứa. Chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn đi học với lãi suất thấp rất hợp với lòng dân. Đây thực sự là chỗ dựa cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp bước đến trường, xây dựng tương lai”.

Theo chinhphu.vn

BÌNH LUẬN FACEBOOK


7 nhận xét:

  1. tương lai của đất nước là thế hệ trẻ. nhiều người học giỏi nhưng ko có điều kiện đi học, họ ko thể phát huy đc tài năng của mình phục phụ cho đất nước. Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hổ trợ cho sv nghèo vượt khó có điều kiện học tập!Thật cảm ươn đảng chính quyền!

    Trả lờiXóa
  2. Mong nhà nước ta có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho các sinh viên nghèo, để họ có theer bay cao hơn nữa cùng ước mơ của mình, giúp họ, có nghĩa là giúp đất nước có một tương lai tươi sáng hơn

    Trả lờiXóa
  3. Ủng hộ chính sách chắp cánh ước mơ của Nhà Nước cho sinh viên được tới giảng đường học tập, cống hiến. Chúc các anh chị , các bạn sẽ học tập và rèn luyện tốt, cống hiến cho quê hương đất nước.

    Trả lờiXóa
  4. Cuộc sống của những người dân nghèo thật là khổ cực.
    Mong sao nhà nước mình càng ngày càng có nhiều chính sách hơn đối với những bạn nghèo có tinh thần hiếu học

    Trả lờiXóa
  5. đây là một trong những chính sách thiết thực và hiệu quả của nhà nước nhằm giúp những sinh viên nghèo có điều kiện thực hiện ước mơ của mình.

    Trả lờiXóa
  6. đỗ đại học là 1 chuyện, còn tiếp tục theo học được hay không là 1 chuyện khác. nguồn vốn vay của nhà nước này là cả một cuộc đời mới đối với rất nhiều sinh viên nghèo.

    Trả lờiXóa
  7. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ là tương lai của đất nước sau này, với các chính sách tích cực hỗ trợ thế hệ trẻ như này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo được nguồn lực tương lai của đất nước.

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved