26/9/12

Nông dân trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước

Trong lịch sử phát triển của xã hội, người nông dân thường được quan niệm là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn, hoặc lao động trong những ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất, họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.


anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,
Công trình thủy lợi đập Nà Trào phục vụ tưới tiêu 2/3 diện tích vùng cánh đồng xã Đại Đồng (Tràng Định) - Ảnh: Mai Hoa



Ở Việt Nam, qua hàng nghìn năm lịch sử, người nông dân luôn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, người nông dân cũng là lực lượng đóng vai trò quan trọng, họ là một trong những lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Nhận thức về người nông dân, tháng 11/1949, trong thư gửi hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc, Bác Hồ đã viết: “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thực sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân”. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp cơ bản, kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế có tầm quan trọng sống còn, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đảm nhiệm an ninh lương thực cho quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, đồng thời là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp và dịch vụ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khoá X của Đảng đã xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.
   
Khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp, nông thôn cũng đồng thời là khẳng định vai trò to lớn của người nông dân trong xã hội, nông dân không chỉ là nguồn nhân lực chủ yếu và quyết định trong phát triển sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn mà còn có đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác của cả nước, nhất là trong việc cung cấp nguồn lao động cho công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vai trò quan trọng của người nông dân Việt Nam không chỉ được thể hiện trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới mà còn trong toàn bộ tiến trình đổi mới, phát triển, hiện đại hóa xã hội Việt Nam, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ những người nông dân, tại Đại hội toàn quốc lần thứ V của Hội Nông dân Việt Nam (2008), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tặng Hội Nông dân Việt Nam bức trướng mang dòng chữ: “Giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”.
   
Từ những kết quả đã đạt được, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp nông nhân và Hội Nông dân Việt Nam, với tinh thần “đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển” sẽ là động lực, tạo cơ sở cho người nông dân Việt Nam tiếp tục vươn lên chung sức cùng toàn thể quần chúng nhân dân nỗ lực phấn đấu, tiến tới hoàn thành thắng lợi những mục tiêu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước do Đảng ta lãnh đạo. 

BÌNH LUẬN FACEBOOK


6 nhận xét:

  1. thế mới biết sức mạnh của quần chúng nhân dân.việc gì có nhân dân nhiệt tình tham gia thì đều thành công cả!!

    Trả lờiXóa
  2. Nhân dân Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. Nông dân luôn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn với họ.

    Trả lờiXóa
  4. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội vì vậy vai trò của họ cũng là vô cùng quan trọng.

    Trả lờiXóa
  5. Nước ta từ xưa đến nay vẫn làm nông nghiệp, vai trò của người nông dân trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước thì không thể chối cãi

    Trả lờiXóa
  6. Giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved