2/12/12

Giải quyết vấn đề Biển Đông - Cần những cái nhìn toàn diện, sâu sắc


Thời gian gần đây tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp, chủ yếu liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là giữa Trung Quốc với Philippin và giữa Trung Quốc với Việt Nam. Vấn đề Biển Đông càng căng thẳng hơn sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh và tàu Wiking II của Tập đoàn dầu khí Việt Nam; việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Bộ chỉ huy quân sự và Hội đồng đại biểu nhân dân “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa; đưa 23 ngàn tàu đánh cá với gần 100 ngàn ngư dân rầm rộ đến đánh bắt hải sản tại vùng biển quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đặc biệt trong tháng 11/2012 Trung Quốc đã cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn (hộ chiếu “đường lưỡi bò”)…

Những việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Đồng thời bị dư luận quốc tế và trong nước lên án mạnh mẽ. Điều này cũng thể hiện thái độ ngang ngược của Trung Quốc với âm mưu quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nhằm thực hiện âm mưu thôn tính Biển Đông.
Trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cứng rắn để bảo vệ chủ quyền của mình như gửi công hàm phản đối các hành động của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái; tiến hành các cuộc gặp song phương và đa phương, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông… đặc biệt, trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước ta luôn tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thế nhưng, thời gian qua, lợi dụng những vấn đề phức tạp này nhiều đối tượng xấu trong và ngoài nước ta ra sức tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông, cho rằng Đảng, Nhà nước ta nhu nhược, không giám thể hiện chính kiến và không giám bảo vệ chủ quyền của mình. Thậm chí, nhiều đối tượng, nhất là những đối tượng xấu ở trong nước còn ra sức tuyên truyền kích động, lôi kéo các tầng lớp nhân dân biểu tình phản đối Trung Quốc nhằm thể hiện “lòng yêu nước” nhưng thực chất là lợi dụng vấn đề này để chống Đảng, Nhà nước ta, tập dượt cho các hoạt động chống phá.
Chúng ta thấy rằng, giải quyết vấn đề Biển Đông là vấn đề hệ trọng, liên quan đến vấn để chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề này không phải là vấn đề một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn và hết sức khôn khéo. Giải quyết vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận và cam kết đã có như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và mới đây là Tuyên bố chung Cấp cao Kỷ niệm 10 năm DOC.
Chính vì vậy, những lời lẽ tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông và giải quyết căng thẳng trên Biển Đông mà các phần tử xấu rêu rao thời gian qua thực chất là những hành động đi ngược lại với lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước ta đối với nhân dân và thế giới. Do đó, chúng ta cần phải cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc trên, đồng thời lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái đi ngược lại với lợi ích của dân tộc này.
Giải quyết vấn đề Biển Đông không nên có một cái nhìn phiến diện, một chiều mà cần có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc

Theo Blog nguoicondatme.blogspot.com

BÌNH LUẬN FACEBOOK


22 nhận xét:

  1. Tình hình biển đông đang ngày một nóng hơn. TQ càng này càng thể hiện những hành động xâm phạm trắng trợn đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta càng phải có cái đầu lạnh để không vuongs phải các amm mưu của TQ, có thể dẫn đến chiến tranh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng, để giải quyết vấn đề biển đông một cách toàn diện và hiệu quả nhất, cần phải có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc, cần phải nhìn thấu những gì TQ đang toan tính, và sẽ toan tính trong nay mai, và có những biện pháp "lạt mềm buộc chặt"

      Xóa
    2. Cần mềm dẻo, để tránh những xung dột không đáng có về vũ lực, người thiệt hại phần nhiều có thể sẽ nghiêng về bên ta. Nhưng cũng không dể TQ có những yêu cầu, hay những hành động thái quá

      Xóa
  2. Đối phó với TQ, nếu đem kinh tế và tiềm lực quân sự, tiền lực CNTT ra để đối chọi với nó thì không phải là cách hay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy theo bạn cách hay ở đây là gì?

      Xóa
    2. Theo mình nghĩ, đối sách trước mắt vẫn là bằng con đường ngoại giao, mềm dẻo nhưng kiên quyết

      Xóa
    3. Thực ra tham vọng của TQ sẽ không bao giờ dừng lại chỉ ở biển Dông, Tq đã có dã tâm thì sẽ đối với cả khu vực ĐNA. Vì vậy, nếu chỉ mình VN thì khó lòng thay đổi mà chỉ có thể kìm hãm ý đồ của TQ mà thôi

      Xóa
  3. Từ xa xưa, TQ đã có dã tâm thôn tính toàn thế giới rồi, cái tên Trung Quốc đặt ra với ý nghĩa "là "Trung tâm thế giới". Bây giờ, nó không ngán cả Mỹ mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung nó không ngán mỹ nhưng nó sẽ ngán Việt Nam đấy, cứ nhìn lại lịch sử đi

      Xóa
    2. Không thể lôi lịch sử ra để ghép nó vào thực tế được. Nước ta đã có những trang sử hào hùng và có thể nói là bất hủ, nhưng đó đã là quá khứ, đó chỉ là những cái để thế hệ trẻ chúng ta nhìn vào, học tập, tự hào và phát huy

      Xóa
    3. Chính xác, không thể đem hoản cảnh lịch sử để gán vào hiện tại, bạn cứu nhìn vào tình hình hiện tại sẽ thấy mà. Cái TQ cần bây giờ là một hành động của VN mà nó có thể dùng làm cái cớ để đi một bước dài trong quá trình xâm lược này

      Xóa
  4. Nếu chiến tranh bây giờ, người chịu thiệt thòi hơn, có lẽ vẫn là nhan dân việt nam ta. Vì vậy, đối sách trước mắt vẫn là ngoại giao

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta nên tận dụng sự ủng hộ từ bạn bè thế giới để tranh chấp với trung quốc.

    Trả lờiXóa
  6. Chiến tranh bằng vũ lực thì chúng ta sẽ không thể bằng TQ được nên ngoại giao là cach tốt nhất để chúng ta bảo vệ chủ quyền nhưng nếu mà không được thì cũng phải chiến đấu để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là TQ rất là thâm độc và tham lam. Rồi bọn chúng sẽ phải trả giá cho những hành động mà chúng đang làm.

    Trả lờiXóa
  8. TQ đang làm những điều rất là sai trái và không tuân theo luật pháp quôc tế và chúng sẽ phải trả giá cho hành động này.

    Trả lờiXóa
  9. Không có gì là TQ không làm thế nên chúng ta cũng cần thật phải thận trọng với bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  10. Không biết TQ còn định làm những việc gì nữa để đạt được mục đích của mình và chúng còn thâm độc đến mức như thế nào nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Không thể để TQ muốn làm gì thì làm được chúng ta cần phải có biện pháp để đối phó với bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  12. TQ ngày càng muốn bành trướng lãnh thổ của mình nên chúng sẽ làm bằng mọi cách nhưng chúng sẽ không bao giờ được bạn bè quốc tế ủng hộ điều này và chúng sẽ phải trả giá.

    Trả lờiXóa
  13. Mệt máy vụ này lắm !! mưu đồ TH thì khá rõ ! định có nhứng hành động lộ liễu để nước chảy đá mòn đây mà !! nhưng Việt Nam chúng ta sẽ là hòn đá rắn @@

    Trả lờiXóa
  14. Ý đồ xâm phạm chủ quyền biển, đảo đối với các nước biển Đông của Trung Quốc ngày càng rõ ràng.ASEAN cần đồng thuận để đi đến một cách giải quyết chung cho sự bành chướng quá đáng của Trung Quốc này.

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved