11/12/12

Ngôn ngữ Việt : Xưa và Nay


      Ngôn ngữ Việt Nam đáng đứng trước bờ vực bị hoen ố, đảo ngược ngữ nghĩa một cách trầm trọng.

       Ngày xưa khi chúng ta nói "Bà Trưng Bà Triệu" chúng ta nghĩ đến 2 vị anh hùng liệt nữ đã lãnh đạo nhân dân đánh đổi ngoại xâm. 

       Ngay nay, cụm từ đó còn được 1 số bộ phận người dùng để ám chỉ người đàn bà giang hồ và thô tục Bùi Hằng .

      Ngày trước nhắc đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ta nhớ đến 2 nhà Nho với tư tưởng lớn, yêu nước thương dân, lập chí cứu nước.

      Ngày nay, tên của 2 vị được 1 bộ phận người dùng để ám chỉ cho Thánh Đức, người khoe đơn ra khỏi Đảng.

      Ngày trước, từ dân chủ , tự do, nhân quyền thật cao đẹp biết bao nhiêu, nhất là đối với một dân tộc hơn 80 năm nô lệ thực dân, 20 năm đánh đế quốc như VN ta.

      Ngày nay, nhắc đến dân chủ, tự do, nhân quyền, chúng ta là nghĩ đến một đám đông hổ lốn, vô dụng, suốt ngày than vãn, ca cẩm và chửi bới.

      Ngày trước, ta dùng từ yêu nước một cách đường đường chính chính như thể đó là thuần nhất là thuộc tính của chúng ta.

      Ngày nay, ta đôi khi phải khép nó vào ngoặc kép, phải ngẫm nghĩ xem ai là người nói là từ đó, họ có thật thế không ?

      Ngày trước nói đến đàn áp dã man là nói đến những cuộc thảm sát man rợ của Mỹ, Ngụy, Chư Hầu, là nói đến những cuộc săn Cộng, lùng Cộng, giết nhầm hơn bỏ sót.

       Ngày này, một nhóm người dùng từ "đàn áp dã man" để chỉ hành động duy trì an ninh trật tự công cộng.

Nguồn : Sưu tầm



BÌNH LUẬN FACEBOOK


2 nhận xét:

  1. Trong tình hình này chúng ta càng phải đoàn kết, đoàn kết hơn nữa để đảm bảo giữ vững ổn định, độc lập tự do

    Trả lờiXóa
  2. Chúng là những kẻ ăn nói vớ vẩn, không còn là người Việt Nam nữa

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved