11/1/13

Chứng sợ vật lạ!

 Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện làm ta bất ngờ,đặt ta đứng trước một sự lựa chọn. Bạn quyết định như thế nào, bạn sẽ làm gì, hay không làm gì, tất cả đều nói lên tính cách và con người bạn…
     Giả sử, các bạn đang đi trên đường, bỗng dưng, bạn nhìn thấy một vật vô cùng lạ lùng. Hình dạng, màu sắc, kích thước…vô cùng lạ, nó không hề giống bất cứ một vật gì mà từ thưở bé bạn đã trông thấy. Bạn sẽ xử sự ra sao?
 
Chứng sợ vật lạ!
 
         Chạy ngay đến để xem xét thật kĩ, hay lờ đi coi như không biết? Hoặc rủ mấy người cùng tiến gần 1 khoảng cách an toàn để xem xét.
Các bạn sẽ chọn cách nào?
     Có một câu chuyện vui thế này: cũng trong tình huống ban đầu tôi đặt ra, và thêm một giả sử là trên đường có rất nhiều người ở các đất nước khác nhau. Người Đức khi nhìn thấy vật lạ sẽ cầm lên nghe ngóng để tìm hiểu, người Pháp thì nhìn ngắm thật kĩ mọi mặt vật lạ, người Tây Ban Nha thì mạnh mẽ hơn, dang tay đập mạnh vật lạ xuống đất để tìm ra bản chất bên trong, còn người Nhật sau khi quan sát thật kĩ, sẽ nghiên cứu để cho ra 1 sản phẩm ưu việt hơn, có tính ứng dụng cao hơn vật lạ ban đầu. Còn người Việt Nam thì sao? Vâng, người Việt chúng ta trong câu chuyện này sẽ rủ một đoàn người đông đúc, đứng từ xa nhìn ngắm và phỏng đoán. Nhưng ko ai dám lại gần vật lạ, cho đến khi đêm xuống, vật lạ tan thành nước, người ta mới tiếc vì đã không được sờ một lần vào thứ đồ lạ lùng và chẳng có gì là đáng sợ ấy!
       Thế đấy, vẫn biết người Việt Nam anh hùng và có bao phẩm chất tốt đẹp tự ngàn xưa, và điều đó làm chúng ta vô cùng tự hào. Nhưng nếu cứ sống mãi trong phương châm: “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, “ Có gì đóng cửa bảo nhau” thì tự hỏi bao giờ những cái xấu mới có thể bị loại trừ?
        Cách đây khoảng 3 năm, trên các diễn đàn diễn ra phong trào viết về “ người Việt xấu xí”. Nguời Trung Quốc có “Người TQ xấu xí”, người Nhật có “Người Nhật xấu xí”, như là một cách tự nhìn lại mình của cả dân tộc.
          Vâng, vậy chứng sợ vật lạ là gì? Có thể hiểu đó là sự sợ đối diện với những cái mới, với những thử thách mới mẻ; sợ thay đổi. Có thể thấy căn bệnh này ở khắp mọi nơi. Đứng trước 2 cửa hàng, 1 mới 1 cũ, ta hay chọn cửa hàng quen thuộc với ý nghĩ: “nhỡ đâu vào hàng mới ko tốt”. Cũng có trường hợp, cửa hàng mới ko tốt thật, nhưng cũng có thể nó lại chất lượng và giá cả phải chăng hơn nhiều lần so với cửa hàng cũ. Không thử 1 lần thì sao biết? Một thời gian dài giáo dục Việt Nam ngủ quên trong những lối mòn, ko thêm vào những kiến thức mới mẻ của nhân loại, ko ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học…Và ngay cả với sinh viên- tầng lớp nhạy bén với cái mới nhất cũng nhiều khi sợ sự thay đổi. Một lớp học mới- ta ngại không có ai quen biết. Một bài học mới- ta sợ có nhiều bài tập khó ko giải được. Một người bạn mới- ta lo liệu họ có hợp với ta? Rồi nhìn thấy những người tân tiến, luôn khao khát khám phá, có khi ta lại nói họ thích thể hiện. Trung thực mà nói, tôi và các bạn, ai cũng ít nhiều có những lần như thế.
      Vậy hậu quả của căn bệnh ấy là gì? Sợ cái mới, sợ thay đổi, sợ thử thách có thể cho chúng ta cảm giác an toàn. Nhưng đó chỉ là cảm giác. Mãi đi theo 1 con đường quen thuộc, ta không thể mở rộng tầm nhìn để tìm thấy 1 con đường khác khó thể hoặc thú vị hơn, hoặc khó khăn hơn. Không dám chấp nhận thử thách khiến chúng ta yếu đuối dần, giống như 1 cây non mãi núp dưới bống cổ thụ, chẳng những nó không thể lớn lên, mà ngược lại, ngày càng còi cọp và ốm yếu. Con sâu bướm nếu như chẳng xé toạc cái kén bao quanh nó, không dám chịu đựng sự đau đớn tột cùng thì sao có thể trở thành những chú bướm xinh đẹp? 
 
Vậy phải làm gì để thoát khỏi căn bệnh này?
Để giải quyết nó, ta phải bắt đầu từ chính tư duy của mỗi người. Tâm hồn ta yếu đuối lắm, vì thế nhiều khi ta cần đánh lừa nó. Hãy tự nhủ với mình: “ ko sao cả, mọi chuyện đều ổn” Hay: “Cứ thử 1 lần xem sao, đó có thể sẽ là 1 trải nghiệm thú vị đây”… Tự nhủ mình như vậy, ta sẽ có cái động lực ban đầu để dấn thân tiếp cận với những điều mới mẻ. Nhưng như vậy là chưa đủ. Ta cần luyện tập mỗi khi có cơ hội. Ví dụ như: tranh chức lớp trưởng mặc dù chưa bao giờ ta dám nói trước đám đông, thử nói chuyện với 1 bạn mới trong lớp tiếng Anh, vào những quán ăn mới mẻ, tham gia thật nhiều hoạt động mà ta chưa bao giờ làm…Hay đơn giản chỉ là thử cười với 1 người mới quen! Hãy cứ thử sức, và nhủ rằng: dù kết quả có ra sao thì ta cũng vừa có 1 trải nghiệm tuyệt vời. Sống để trải nghiệm vì mấy ai biết hết về cuộc đời rộng lớn ngoài kia?
          Ai trong chúng ta thích đi du lịch trong nước ạ? Thế còn đi du lịch nước ngoài? Vâng, rất rất nhiều cánh tay giơ lên phải ko ạ? Điều này chứng tỏ trong bản thân tất cả chúng ta đều có khát khao tìm đến, khám phá những điều mới mẻ. Nhưng chỉ có 1 điều là trong ta vẫn còn 1 chút lo lắng và sợ hãi mà thôi. Tôi, và bạn, ai cũng như vậy mà. Vậy thì chỉ cần ta học được 2 chữ: “Dám” và “Liều”, tôi tin chắc tất cả chúng ta sẽ có được những trải nghiệm và bài học tuyệt vời từ những “vật lạ”.        
 
Mai Vàng


Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt- Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved