11/1/13

Tín ngưỡng và tôn giáo - cần nhìn nhận đúng đắn

Trong thời gian gần đây, liên quan tới xu thế dân chủ hóa trong đời sống xã hội, một số người, kể cả trong nước và quốc tế cho rằng Nhà nước Việt Nam cần để cho tôn giáo tự do. Họ cho rằng tôn giáo là tín ngưỡng, là yếu tố tinh thần do đó cần phải được tự do. Vậy bản chất của vấn đề này như thế nào?

Tín ngưỡng và tôn giáo - cần nhìn nhận đúng đắn
Tín ngưỡng và tôn giáo - cần nhìn nhận đúng đắn 

Mới nghe qua, ắt hẳn nhiều người cho rằng đó là một ý kiến đúng và đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên có tìm hiểu mới biết tín ngưỡng và tôn giáo mặc dù có mối quan hệ với nhau nhưng đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Đồng thời có tìm hiểu cũng mới biết vì sao một số người lại cố tình đánh đồng giữa hai vấn đề này.
Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ vào đấng siêu nhiên, thần bí linh thiêng, có tác động đến đời sống tâm linh của con người, được con người tin là thật, có sức mạnh phi thường và tôn thờ.
Tôn giáo là hiện tượng đã tồn tại lâu đời trong xã hội loài người. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về tôn giáo, nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất xem xét tôn giáo dưới góc độ các yếu tố hợp thành. Theo đó có thể nhận thức về tôn giáo với các thành tố hợp thành sau đây:1)Niềm tin bất tử vào đấng siêu nhiên-Đấng tôn thờ. 2) Hệ thống biểu tượng, nghi thức tôn giáo. 3) Hệ thống giáo thuyết. 4) Tổ chức nhân sự quản lý và điều hành việc đạo hay còn gọi là “Giáo hội”. 5) Tín đồ tôn giáo. Trên phương diện quản lý hành chính Nhà nước có thể coi các thành tố nêu trên là những điều kiện để xác định một tôn giáo cụ thể. Được thừa nhận là một tôn giáo phải hội đủ năm thành tố nói trên.
Như vậy, rõ ràng khi nói đến tín ngưỡng là nói tới niềm tin của con người, của từng con người cụ thể. Nó không phải là tư tưởng triết lý của một tổ chức xã hội. Niềm tin của con người vào một tôn giáo, gọi là tín ngưỡng tôn giáo. Niềm tin của con người vào một cái gì đó, một lực lượng nào đó mang tính chất thần bí thiêng thiêng, tuy có nội dung tôn giáo song không nằm trong một tôn giáo đã định hình hoặc chưa đạt cấp độ một tôn giáo hoàn chỉnh, thường được gọi là tín ngưỡng dân gian hoặc tín ngưỡng truyền thống như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần… Tín ngưỡng vì thế không có nội dung giáo nghĩa, không phải là một thể chế xã hội, một tổ chức có tính vật chất của một cộng đồng. Tín ngưỡng là việc riêng của mọi người, thuộc quyền con người. Vì vậy, tự do tín ngưỡng là thứ tự do của tâm linh, tự do tư tưởng. Nhà nước hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân.
Còn tôn giáo với 5 thành tố nêu trên, đặc biệt là tổ chức giáo hội và tín đồ thì rõ ràng đã trở thành một thực thể xã hội. Tôn giáo là một khách thể hoàn toàn hiện thực, một cộng đồng không phải hư  ảo, một thể chế xã hội, một tổ chức có tính vật chất của một cộng đồng, trở thành những “đại diện của các thế lực lịch sử”. Với những tư cách ấy và đặc biệt là với tư cách là một tổ chức xã hội thì làm sao tôn giáo đứng ngoài vòng pháp luật?, đứng ngoài sự quản lý của Nhà nước?, làm sao tôn giáo được quyền tự do hoạt động mà không tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy rõ ràng tín ngưỡng và tôn giáo là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Tín ngưỡng thuộc về yếu tố tinh thần, hoàn toàn được tự do. Nhưng tôn giáo với tư cách là một thực thể xã hội thì nhất thiết phải hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Vì vậy thiết nghĩ mỗi người cần nhìn nhận đúng đắn giữa hai vấn đề “tự do tín ngưỡng” và “tự do tôn giáo”. Những người cố tình đánh đồng giữa tín ngưỡng và tôn giáo, từ đó đòi tôn giáo phải tự do, nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước phải chăng là muốn lợi dụng tôn giáo để tiến hành các mưu đồ chính trị đen tối, sử dụng tôn giáo như là “chiêu bài” để chống lại Nhà nước Việt Nam? Chắc chắn những chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam sẽ không dễ gì tin và nghe theo một cách mù quáng để rồi đi ngược lại với các đường hướng chung của giáo hội “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Viễn

Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt- Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved