13/1/13

Chủ nghĩa đa nguyên – Vì sao không chấp nhận? - Phần cuối


Phần 4: Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
Dựa trên cơ sở lý luận là học thuyết đa nguyên, các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” như là “khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng ta phải tuân theo. Chúng cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó càng trở nên nguy hiểm.


Việt Nam Không cần Đa Đảng

Tính nguy hiểm của thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái’ nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Kêu gọi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thực chất là các thế lực thù địch muốn tìm mọi cách để hình thành, công khai hóa các tổ chức đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của toàn dân tộc.
Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử. Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản.

Theo blog vietnamconghoa.blogspot.com

BÌNH LUẬN FACEBOOK


5 nhận xét:

  1. Nói là đa đảng chứ thực chất cũng chỉ từ 1 đảng cầm quyền mà ra thôi !! dân chủ gì chứ !!

    Trả lờiXóa
  2. Dân chủ không đồng nghĩa với “đa nguyên, đa đảng” và không phải cứ thực hiện “đa nguyên, đa đảng” thì mới có dân chủ.

    Trả lờiXóa
  3. Chủ nghĩa của sự dối trá !! Nói thì hay thật nhưng chính mỹ cũng không thực hiện nó !! thật phi lý @@

    Trả lờiXóa
  4. Dân chủ không đồng nghĩa với “đa nguyên, đa đảng” và không phải cứ thực hiện “đa nguyên, đa đảng” thì mới có dân chủ

    Trả lờiXóa
  5. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản.

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved