5/10/12

Tự chân trời Tổ quốc lại hiện lên

Biển đảo, một phần lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc mang những dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước sâu đậm của dân tộc ta gắn với hình ảnh của những người lính ăn sóng nói gió xưa và nay là nguồn cảm hứng vừa quen thuộc vừa mới mẻ của những người cầm bút. Quá khứ, hiện tại và tương lai nối liền nhau trong dòng chảy quật cường của dân tộc với bao thế hệ can trường bám biển quê hương, hiển hiện đẹp đẽ trong chiến sĩ Hải quân hôm nay đã gợi mở đề tài, cấu tứ, thi ảnh, ngôn ngữ cho người làm thơ.


anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,


Như bao thế hệ đi trước, người lính hôm nay gánh vác nghĩa vụ giữ gìn bảo vệ Đất nước. Tổ quốc là dải đất cong cong hình chữ S cùng với biển, đảo mênh mang xấp xỉ triệu cây số vuông và bầu trời bao la vời vợi. Tổ quốc sau hàng chục năm chinh chiến chống giặc ngoại xâm đã độc lập tự do hòa bình nhưng vẫn gian nan, chưa yên hàn bởi còn có thế lực ngoại bang cậy mạnh, cậy giàu, tham lam nhòm ngó toan tính.
Mang trong mình tình yêu Đất nước và cả tình yêu đôi lứa nồng nàn, những người lính biển ra khơi canh giữ bờ cõi: Ngày mai/ngày mai khi thành phố lên đèn/Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc/Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc/Biển một bên và em một bên…/Đất nước gian nan chưa bao giờ bình yên/Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng/Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng/Biển một bên và em một bên…Theo tôi, đây chính là phần hay nhất trong bài Thơ tình người lính biển của Trần Đăng Khoa với những thi ảnh vô cùng ấn tượng, tràn trề cảm xúc: Vừa sâu lắng vừa mãnh liệt, giàu nhạc tính: Khi vút cao, khi trầm lặng, khi nhanh, khi chậm để rồi mở ra mênh mang da diết với điệp câu Biển một bên và em một bên. Biển đảo đấy, giữa thời bình đã mặn thêm bao nước mắt và máu của nhân dân và người lính.
Anh Ngọc trong trường ca Điệp khúc vô danh đã có những đoạn thơ thăng hoa về biển. Gắn liền hình ảnh cánh buồm nâu như Cái gạch nối mong manh nối biển với đất liền là Tổ quốc thân thương với những màu đất, cánh én, cánh dơi, với nắng mai và Sóng thân mật vỗ mạn thuyền róc rách. Hình tượng Đất nước và Nhân dân chợt trở nên cao rộng, huyền ảo trong hải trình của cánh buồm trên biển lớn: Những cánh buồm đi dưới trăng thanh/Đi lặng lẽ trong sương mờ cổ tích/Buồm như thể chiếc lưỡi cày lật ngược/Vạch ngang trời những luống trăng sao. Ngọn buồm trong con mắt nhà thơ là chiếc lưỡi cày lật ngược vạch lên cánh đồng vũ trụ những luống trăng sao. Sự liên tưởng kỹ vĩ ấy, gợi nhắc đến công việc quen thuộc bao đời của nông dân Việt Nam, những người đã dựng nên nền văn minh lúa nước trên dải đất cong cong hình chữ S này với bao thăng trầm vất vả không kể xiết cùng những khao khát ước mơ bay bổng mênh mang.
Không dừng lại ở đó, không bằng lòng với những gì đã có, Đất nước ấy đã, đang và sẽ vươn ra biển lớn với bản lĩnh và ước mơ mang tên Việt Nam: Hạnh phúc xa vời ở cuối những tầm tay/Tôi là nỗi khát khao không mệt mỏi/Tôi biết cách ngược chiều cơn gió thổi/Gió nồm nam tôi chỉ một con đường. Ra biển là sẵn sàng chấp nhận những thử thách hiểm nguy mới, nghiệt ngã hơn, to lớn hơn ở đất liền, đòi hỏi dân tộc ta phải biết cách ngược chiều cơn gió thổi để đi đúng con đường đã chọn. Trong hành trình thăm thẳm đi về phía mặt trời lên, Tổ quốc đồng nghĩa, đồng hành với tình yêu và khát vọng của ta: Để mỗi sáng, mỗi chiều như nỗi nhớ/Tự chân trời Tổ quốc lại hiện lên như Anh Ngọc cảm nhận hình dung.
Nguyễn Thanh Mừng sau những thao thức, rung động về sự hy sinh của người lính Hải quân thời bình đã dựng lên một bài thơ dài 110 câu, mang vóc dáng trường ca. Trong Hào phóng thềm lục địa, hình ảnh người chiến sĩ Hải quân và những người thân của họ hiện lên thật sinh động và sáng đẹp: Những tiện nghi những ngôn từ những điều kiện sinh tồn tối thiểu của đời người/Các anh cứ giản lược hồn nhiên/Quen việc căng thân mình đầu sóng gió/Quen cơn bão đánh tên bằng con số/Tít một xóm làng còn có mẹ cha/Những tóc bạc lặng thầm mỗi đêm giao thừa mỗi ngày kỵ giỗ/Người vợ trên đất liền của anh phải biết cách làm thế nào để không hóa đá/Đứa con trên đất liền của anh phải học cách chống chọi với sự trống trải của căn nhà thiếu đàn ông trước khi học chữ/Người yêu trên đất liền của anh bần thần trước chiếc nhẫn đính hôn/Thửa ruộng xưa đất liền/Ngõ phố xưa đất liền/Và bao nhiêu thứ/Phải biết giấu nỗi đợi trông ở góc bờ nào…
Trong trường ca Tổ Quốc - Đường chân trời của Nguyễn Trọng Văn, khái niệm Tổ quốc hôm nay không chỉ bó hẹp trong dải đất liền cong cong hình chữ S và những vùng biển, hòn đảo gần bờ nữa. Đất nước mở ra tận đường chân trời với những địa danh rất cụ thể: Trường Sa và Hoàng Sa. Những vùng biển mênh mông, những hòn đảo từng hoang vu in dấu chân người Việt hàng trăm năm nay rồi. Lịch sử đã chứng minh điều đó bằng những cột mốc, văn bản, hiện vật còn lưu lại rành rành, bằng lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm được tổ chức trang nghiêm tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, bằng sự có mặt của những người lính, người dân trên quần đảo Trường Sa hôm nay, bằng niềm yêu và lòng tin không gì lay chuyển được về Hoàng Sa là máu thịt của chúng ta…Trên những yêu thương và tin tưởng như thế, Nguyễn Trọng Văn phác họa: Tổ quốc căng như một cánh buồm/Thẳng hướng ra khơi/Đất nước ta là chuyến đi dài/Mấy ngàn năm không nghỉ…
Đấy là một khái quát đẹp tràn ngập cảm xúc yêu dấu và tự hào đủ cho ta có một hình dung về tâm thế, vị thế của Tổ quốc hôm nay. Thế kỷ 21, là thế kỷ dân tộc tiếp bước ông cha vươn ra biển lớn. Nhưng, Nguyễn Trọng Văn không sa đà vào những hình ảnh to lớn trừu tượng như thế mà anh muốn chúng ta thấy một Tổ quốc gần gũi, cụ thể hơn; một Tổ quốc đang đương đầu với nhiều thách thức cam go và trong giông bão dữ dội vẫn sinh tồn sức sống Việt Nam.
Đây là những hình ảnh bình dị, chân thật lay động lòng người: Đường chân trời một vệt sáng Trường Sa./Năm giờ ba mươi!/Ai đó liếc đồng hồ/Ai đó khẽ lấy tay vội chùi khóe mắt/Ai đó đứng thẳng mình chỉnh trang trang phục./ Ai đó cùng tôi đổ sang trái mạn tàu./Biển nghiêng mình chào những cánh hải âu. Tổ quốc hiện hiển giữa Biển Đông bao la trập trùng sóng, trập trùng mây là vậy đó.
 Khi bước trên nền san hô đảo, ta sẽ thấy gần hơn: Hình Tổ quốc tung bay không biết mệt./Lồng lộng trời,/Lộng lộng gió Đại dương. Tổ quốc hóa thân vào ngọn Quốc kỳ tung bay giữa biển cả, trên đảoTrường Sa. Tổ quốc hóa thân vào từng người lính biển: Những người lính nguyện thân làm "Cột mốc"./Họ băng qua những ngày biển động./Gạt sương mù đón ánh mai lên./Tia nắng mặt trời./ Mọc ở trái tim./Mọc ở nơi biết mình đang sống./Mặt trời mọc trên từng ngọn sóng./Mọc trên từng tấc đảo Trường Sa. Từng tấc đảo Trường Sa ấy, chính là Đất nước ông bà nơi còn truyền lưu cái nguyên lý giữ nước mộc mạc dân dã này: Rào nhà cho chặt/Đẩy rình mò ra mãi khơi xa.
Phạm Đương trong Lính đất Mũi giàu chất biểu tưởng và ẩn dụ, nén chặt đã khắc tạc được hình ảnh người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc: Giăng mắc ngang chiều những sư đoàn binh đoàn/âm thầm, cắm rễ/giăng mắc ngang trời nơi cửa sông/câu ca mở cõi/Khoác trên vai những người lính nơi này/bộ quân phục phù sa/mang về từ châu thổ/phía trước mặt là bước chân mở đất/phía sau lưng là đôi tay giữ nước/trĩu nặng hai vai đất đai Tổ quốc/những - người - lính - đước…
 Nguyễn Anh Vũ, tác giả trẻ chuyên viết văn xuôi có bài thơ về Trường Sa thật độc đáo và xúc động: Mẹ vượt cạn/sinh con/cha vượt biển/cùng đồng đội hành quân trên sóng/có một phần con trong ba lô/cha mang ra đảo/Tổ quốc mình đâu cũng là quê mẹ/chôn cuống rốn cho con/cha chọn gốc phong ba…
Từ câu chuyện về người lính Trường Sa trồng tre làm diều thả giữa biển trời bao la, Văn Chinh đã diễn đạt thành bài thơ đậm chất tự sự như là thông điệp hòa bình của dân tộc ta gửi tới nhân loại. Và, cái cách chăm sóc tre, làm diều ở quần đảo bão tố cũng không giống nơi nào cả: Trường Sa nước tắm nửa xô/Cọ mình nuôi tre từng ngụm/Khốn khổ người lính toàn cát/Thương nhau mà sống đấy thôi/Tre nương hơi người măng mọc/Tre chiều hướng gió thân vươn/Tháng năm măng dần trổ lá/Tháng mười thành góc quê hương...
Phùng Hải Yến, cô gái thế hệ 8X, từ hồi đang là sinh viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có những câu thơ tặng chiến sĩ Hải quân rất lãng mạn và ấm áp: Bầu trời mở ra từ khoang lái/Mơ hồ thấy anh vượt biển, xung quanh dập dềnh sóng/Cuộn tay rắn chắc lái, ánh mắt đăm chiêu nhìn/bầu trời của anh là mặt biển…
Thanh Yến thật dễ thương hồn hậu với bài thơ Ngày về phép chấm phá chất lãng mạn của lính biển trong đời thường: Mặt anh kề mặt con/Nhìn hoài chưa thấy đủ/Lòng nôi con thiếp ngủ/Cười mơ nhoẻn môi son/Anh muốn đặt chiếc hôn/Vào má con bụ sữa/Chợt nhớ ra mấy bữa/Dao cạo râu không còn/…
Biển đảo là đề tài không bao giờ vơi cạn của văn học, bởi từ xưa đến nay, phần lãnh thổ thiêng liêng này gắn liền với số phận dân tộc. Hiện tại và tương lai biển đảo càng quan trọng hơn với đất nước chúng ta. Từng hải lý biển, từng tấc đảo, Hoàng Sa, Trường Sa…là máu, mồ hôi của ông cha để lại. Tổ quốc thân yêu đã và đang hướng ra biển lớn cùng những dự định hoành tráng cho tương lai. Người lính biển phải gánh gồng trách nhiệm giữ gìn biển đảo nặng nề hơn bao giờ hết. Văn học nói chung và thơ nói riêng không thể thờ ơ hay đứng ngoài những vấn đề lớn của dân tộc. Hành trình lịch sử của dân tộc và con đường thi ca chân chính chưa bao giờ tách biệt nhau với hạt nhân của nó là lòng yêu nước nồng nàn. Những bài thơ hay về biển đảo chính là mong mỏi, hy vọng của chúng ta, trong đó có người chiến sĩ Hải quân và nhân dân đang bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió.
Nguyễn Hữu Quý
Theo bienphong.com.vn

BÌNH LUẬN FACEBOOK


21 nhận xét:

  1. Tôi yêu biển đảo Việt Nam! Cảm ơn các chiến sĩ hải quân và những người dân biển đã luôn bảo vệ và giữ gìn bình yên nơi đầu sóng ngọn gió ấy.

    Trả lờiXóa
  2. Ve đẹp biển đảo Việt Nam sẽ được nhân dân việt nam, quân đội việt Nam giữ gìn và trường tồn mãi mãi

    Trả lờiXóa
  3. Ôi sao mà thân thương thế! Quyết tâm gìn giữ bờ cõi cho muôn đời sau

    Trả lờiXóa
  4. Biển đảo quê hương nhìn thật tươi đẹp và yên bình quá, chúng ta sẽ chung tay gìn giữ để nó mãi mãi đẹp như vậy

    Trả lờiXóa
  5. Vẻ đẹp biển đảo Việt Nam sẽ được nhân dân việt nam quyết tâm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng, phát triển đi lên.

    Trả lờiXóa
  6. Vẻ đẹp biển đảo Việt Nam sẽ luôn luôn ở trong tim tất cả con người Việt Nam chúng ta.

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta hãy cùng nhau giữ lấy vẻ đẹp của biển trời Việt Nam không bao giờ để vẻ đẹp ấy có thể bị phai mờ hay mất đi.

    Trả lờiXóa
  8. chỉ có đoàn kết mới đem lại sức mạnh chúng ta hãy cùng nhau xây dưng một đất nước giàu mạnh

    Trả lờiXóa
  9. Chúng ta hãy cùng nhau giữ lấy vẻ đẹp của biển trời Việt Nam không bao giờ để vẻ đẹp ấy có thể bị phai mờ hay mất đi.

    Trả lờiXóa
  10. Ve đẹp biển đảo Việt Nam sẽ được nhân dân việt nam, quân đội việt Nam giữ gìn và trường tồn mãi mãi

    Trả lờiXóa
  11. Biển đảo quê hương nhìn thật tươi đẹp và yên bình quá, chúng ta sẽ chung tay gìn giữ để nó mãi mãi đẹp như vậy

    Trả lờiXóa
  12. Tôi yêu biển đảo Việt Nam! Cảm ơn các chiến sĩ hải quân và những người dân biển đã luôn bảo vệ và giữ gìn bình yên nơi đầu sóng ngọn gió ấy.

    Trả lờiXóa
  13. Biển đảo quê hương nhìn thật tươi đẹp và yên bình quá, chúng ta sẽ chung tay gìn giữ để nó mãi mãi đẹp như vậy

    Trả lờiXóa
  14. Vẻ đẹp biển đảo Việt Nam sẽ được nhân dân việt nam quyết tâm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng, phát triển đi lên.

    Trả lờiXóa
  15. Ve đẹp biển đảo Việt Nam sẽ được nhân dân việt nam, quân đội việt Nam giữ gìn và trường tồn mãi mãi

    Trả lờiXóa
  16. Tự chân trời Tổ quốc lại hiện lên một đất nước Việt Nam tươi đẹp

    Trả lờiXóa
  17. tổ quốc Việt Nam luôn tươi đẹp

    Trả lờiXóa
  18. Biển đảo Việt Nam sẽ được nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam giữ gìn

    Trả lờiXóa
  19. Bảo vệ biển cả Việt Nam là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của nhân dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  20. Chúng ta hãy cùng nhau giữ lấy biển trời Việt Nam không bao giờ để vẻ đẹp ấy có thể bị phai mờ

    Trả lờiXóa
  21. Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved