5/10/12

Phản ánh về khoản đóng góp tự nguyện trong dân

(Chinhphu.vn) – Một số người dân gửi thư đến Cổng TTĐT Chính phủ phản ánh xung quanh việc thu các khoản đóng góp tự nguyện ở địa phương mình.


Những phản ánh này nêu về hiện tượng mức thu không đồng nhất trên cùng một địa bàn, có trường hợp người dân chưa phân biệt được khoản thu nào là phí, khoản thu nào là quỹ, khoản nào được miễn và việc sử dụng các khoản thu.


Mức thu không đồng nhất

Là cán bộ khu phố, ông Nguyễn Vĩnh Phúc (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), phản ánh: Theo quy định hiện hành thì việc đóng góp các loại quỹ như Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ khuyến học... đều thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, không giao chỉ tiêu. Tuy nhiên, tại địa phương của ông, các khu phố vẫn được cấp trên giao chỉ tiêu vận động đóng góp các loại quỹ này.
Ông Phúc cho biết, địa phương còn thực hiện thu quỹ ủng hộ khu phố, nhưng mức thu giữa các khu phố trong cùng một phường cũng không thống nhất.
Bởi thế, khi đi vận động thu quỹ, không riêng gì ông mà nhiều cán bộ làm công tác khu phố cũng gặp khó khăn trong việc giải thích cho người dân về mức thu các loại quỹ  này. Người dân không tích cực tham gia đóng góp các loại quỹ công, có người còn cho rằng cán bộ khu phố làm không đúng quy định.
Ông Phúc đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể việc thu phí, quỹ tại địa phương theo đúng quy định.

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,
Cần công khai minh bạch các khoản đóng góp trong dân


Khoản nào là phí, quỹ?

Đó là thắc mắc của bà Phạm Dung, một công dân hiện đang sinh sống tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong thư gửi Cổng TTĐT Chính phủ, bà Dung có viết: “Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Nhưng việc triển khai thực hiện Chỉ thị này tại một số nơi còn chưa tốt…”.
Bà Dung phản ánh, hiện nay tại huyện Châu Đức, nơi bà Dung đang sinh sống, vẫn có hiện tượng giao chỉ tiêu huy động các loại quỹ như Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em... Cơ quan, tổ chức, cá nhân không hoàn thành chỉ tiêu sẽ không được xét thi đua khen thưởng cuối năm.
Do vậy, ngoài thắc mắc khoản nào là quỹ, khản nào là phí, bà Dung muốn được biết, hàng năm người dân phải đóng các loại phí nào, quỹ nào, khoản nào bắt buộc, khoản nào tự nguyện? Việc cấp trên giao chỉ tiêu thu quỹ cho cấp dưới như vậy có đúng quy định không?
Phản ánh về tiêu chí mức thu
Thư phản ánh của ông Nguyễn Đạt (sống tại TP. Đà Nẵng) nêu, theo Quyết định của UBND TP. Đà Nẵng về Quỹ quốc phòng, an ninh, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có 50 lao động trở xuống đóng 1.000.000 đồng/năm; cơ sở có hơn 50 lao động đóng 1.500.000 đồng/năm.
Ông Đạt nêu trường hợp: Tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các loại hình văn phòng dịch vụ… thậm chí có văn phòng chỉ có 1 người độc lập thì mức đóng góp sẽ là bao nhiêu? Bởi ông Đạt cho rằng nếu trường hợp này vẫn phải đóng 1.000.000đ/năm thì không hợp lý?!
Ông Đạt cho biết, khi về hưu có mở Văn phòng tư vấn pháp luật và  trợ giúp pháp lý miễn phí. Văn phòng ông Đạt có đăng ký kinh doanh và nộp thuế môn bài, nhưng chỉ có 1 người. Ông Đạt muốn biết văn phòng công ty của ông phải đóng theo mức nào?
Băn khoăn việc quy định mức thu căn cứ vào tiêu chí nào, ông Đạt đề nghị cơ quan chức năng quy định mức thu cụ thể hơn.
Ngày 6/8/2012, báo điện tử Dân Việt  đăng bài "Thanh Hóa: Một vụ lúa, nông dân phải đóng 17 khoản", phản ánh các hộ nông dân ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) phải đóng góp quá nhiều khoản phí để xây dựng nông thôn mới.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, đồng thời đề xuất biện pháp chấn chỉnh chung trong cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/9/2012. Tuy nhiên đến nay Văn phòng Chính phủ vẫn chưa nhận được báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.

Cổng TTĐT Chính phủ đã chuyển các phản ánh trên đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và sẽ thông tin chi tiết trên Cổng TTĐT Chính phủ khi nhận được văn bản trả lời.

BÌNH LUẬN FACEBOOK


10 nhận xét:

  1. Việc này cần phải xem xét kỹ lưỡng để không gât thiệt hại cho nhân dân !! không thể con sâu làm giầu nồi canh !!

    Trả lờiXóa
  2. Bên cạnh tấm lòng nhường cơm sẻ áo của nhân dân thì vẫn có những con người như thế

    Trả lờiXóa
  3. nhiều khoản đóng góp rất vô lí,nhà nước đã miễn giảm cho nhân dân vậy mà các cấp cơ sở vẫn thu,lmaf gì mà dân k bất bình chứ

    Trả lờiXóa
  4. có khoản thu foij là"bồi dưỡng cho cán bộ xã" thật nực cười,la công bộc của dân,dầy tớ của dân mà dòi hỏi như thế ah,nguwoif dân đầu tắt mặt tối,châm lấm tay bùn bòn mót từng đồng một mà quan xã lại nỡ bòn rút của dân vậy sao.phê bình

    Trả lờiXóa
  5. cần giải trình rõ các khoản thu,k thể thu tràn lan vô tội vả nhu thế được

    Trả lờiXóa
  6. làm quan thì phải biết hi sinh cho dân,dân ấm dân no thì mình cũng ấm,cũng no,đi thu của dân nhiều như thế thì dân lấy gì mà ăn nữa

    Trả lờiXóa
  7. làm quan thì phải yêu dân như con,k cho "con"tiền thì thôi,đằng này lại đi thu tiền của "con" là cớ làm sao,mà thu đúng,hợp lí thì k sao,đằng này lại thu vo tội vạ,làm bức xúc trong nhân dân

    Trả lờiXóa
  8. Các ông quan này làm ăn bố láo thật, dân tín nhiệm bầu các ông thì các ông phải làm cho chuẩn chỉ vào chứ. Mất hết niềm tin của dân!

    Trả lờiXóa
  9. Việc thu quỹ cần xem xét kĩ trước khi đưa ra quyết định.

    Trả lờiXóa
  10. Phải trình bày cụ thể về mục đích sử dụng của khoản thu trước nhân dân

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved