6/10/12

Vài nét về dân tộc thứ 55 của Việt Nam

Trong 2 năm 2008-2009, Ban dân tộc đã nghiên cứu, xác định đặc điểm nhân chủng và lịch sử cư trú, ngôn ngữ, ý thức tự giác tộc người và nét đặc trưng trong văn hoá của dân tộc Pa Kô để tìm ra các luận cứ khoa học để đề nghị Chính phủ bổ sung dân tộc Pa Kô vào danh mục các Dân tộc Việt Nam.

Pa Kô là dân tộc thiểu số, định cư chủ yếu ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một số ở miền rừng núi huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). 

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,


Người Pa Kô sống xen kẽ với với đồng bào các dân tộc anh em như Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều và ngoài những nét khu biệt, dân tộc Pa Kô có nhiều đặc điểm tương đồng với các dân tộc nhóm dân tộc Môn - Khmer về trang phục, nhà ở, cách thức canh tác…

Hiện nay, một ấn phẩm vẫn nhầm lẫn người Pa Kô với người Tà Ôi (một dân tộc đã có tên trong danh mục các dân tộc Việt Nam). Bản thân tên gọi dân tộc này khi phiên âm sang tiếng Việt cũng có khá nhiều cách khác nhau: Pa Cô, Pa Kô, Pa-Kô, Pa Kôh.
"Người bên núi"

Pa Kô - tiếng Việt có nghĩa là "người bên núi", nhưng trong truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mà người Pa Kô lưu truyền cho con cháu từ đời này sang đời khác được ông Hồ Văn Hạnh kể lại, tổ tiên người Pa Kô lại không hề ở "bên núi" chút nào. 

Ông kể: "Ngày xưa, lâu lắm rồi, người Pa Kô làm ăn sinh sống ở một khu vực gần với biển, với ruộng đồng. Nơi đồng bào sinh sống còn có một đồng bào anh em khác nữa. Qua năm tháng, người Pa Kô và người anh em láng giềng vẫn sinh sống hoà thuận, rồi thì xuất hiện hai người nhà giàu - chủ thể của đất họp bàn để nhường phần đất đang sinh sống lại cho một trong hai người làm kinh đô - lập quốc. Một cuộc thi thố đã được thống nhất giữa hai "người láng giềng" - xây một toà thành trong vòng một đêm, ai thua thì phải nhường lại "kinh đô" của mình cho "đối phương" đi tìm một vùng đất mới. 

Sau khi đã thống nhất, tối hôm đó, toàn dân làng được điều động để xây thành. Người Pa Kô vốn thật thà đã huy động dân làng xây một bức tường thành kiên cố, cả đêm hôm đó, toàn dân làng đi tìm những cây gỗ lớn, những vật dụng chắc chắn nhất để dựng thành, còn người láng giềng thì ngược lại - dựng một bức thành tạm bợ bằng những vật liệu dễ kiếm, dễ tìm. 

6 giờ sáng khi mặt trời vừa lên, bức thành của người Pa Kô vẫn chưa được hoàn thành, còn bức thành của hàng xóm đã được xây xong, đã dựng cờ trên nóc. Theo giao kèo, người Pa Kô phải rời khỏi vùng đất đang ở. Họ dắt tay nhau đi về phía tây, đi mãi, đi mãi họ tìm đến dựng nhà sinh sống dưới các chân đồi, dưới các đỉnh núi. Tuy ở miền cao, những sinh hoạt của đồng bào Pa Kô vẫn gắn với đồng bằng, họ sống bên những nơi có nước, có hồ, mua muối ăn của người đồng bằng, mua dụng cụ để dệt áo mặc...".


Kết quả khảo sát bước đầu của đề án "Bổ sung dân tộc Pa Kô vào danh mục các dân tộc Việt Nam" do Ban Dân tộc - Miền núi TT-Huế thực hiện cho thấy: Pa Kô là dân tộc thiểu số, định cư chủ yếu ở huyện A Lưới của TT-Huế và Hướng Hoá của Quảng Trị. Họ sống xen kẽ với người Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều và có nhiều đặc điểm tương đồng với nhóm Môn - Khơme về trang phục, nhà ở, cách thức canh tác. Ở huyện A Lưới của TT-Huế, người Pa Kô hiện chiếm số đông với khoảng 18.000 người với ngôn ngữ độc lập.

Về mặt tổ chức xã hội, người Pa Kô không phân chia ranh giới giữa làng này với làng khác như người Tà Ôi. Người Pa Kô xem con voi là thứ quý giá nhất để thể hiện sự giàu sang, trong khi người Tà Ôi xem những hạt mã não mới là của cải đáng tự hào. Về dòng họ, nếu người Pa Kô phần đông lấy họ mình là Tâng Koal (con chó) thì người Tà Ôi lại là Akê, Pê Kê (con chim). Đàn ông trong gia đình người Tà Ôi đảm đang, nấu ăn giỏi thì ngược lại, việc nhà của người Pa Kô do phụ nữ đảm trách.Đặc biệt, tuy có cùng tập quán ở nhà dài, nhưng nhà của người Pa Kô mái xuôi và có vách ngăn riêng biệt cho từng gia đình trong đại gia đình, còn nhà của người Tà Ôi lại mái thẳng đứng và không có vách ngăn...
Hiện nay, một ấn phẩm vẫn nhầm lẫn người Pa Kô với người Tà Ôi (một dân tộc đã có tên trong danh mục các dân tộc Việt Nam). Bản thân tên gọi dân tộc này khi phiên âm sang tiếng Việt cũng có khá nhiều cách khác nhau: Pa Cô, Pa Kô, Pa-Kô, Pa Kôh.

BÌNH LUẬN FACEBOOK


5 nhận xét:

  1. Cái gì thì cũng phải được sự công nhận của các nhà nghiên cứu và nhà nước ta mới coi là 1 dân tộc được

    Trả lờiXóa
  2. cái này phải nhờ các bác Giáo sư làm rõ rồi .nếu là 1 dân tộc mới thì cũng rất hay ,, thêm 1 dân tộc , thêm 1 bản sắc văn hóa . đồng ca cùng 54 dân tộc trong bài hát Yêu Nước .

    Trả lờiXóa
  3. ồ thế là 55 ư. Chào mừng dân tộc Pa Kô

    Trả lờiXóa
  4. Số 55 là con số rất đẹp. Hãy cùng nhau nghiên cứu về dân tộc này nào.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu quả đúng là có 55 dân tộc thì cũng là điều hay

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved