6/10/12

Vị tướng trọn nghĩa với dân


(ĐCSVN) - Từ một đội viên du kích, phát triển thành vị tướng, ông từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, là quân tình nguyện tại Cam-pu-chia, có nhiều năm giúp các địa phương xây dựng cơ sở chính trị…Dù ở bất kỳ cương vị nào cũng đều trọn tình, trọn nghĩa với dân, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội cụ Hồ”.
Đó chính là Trung tướng Nguyễn Trung Thu - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người vừa được Đảng, Nhà nước và quân đội ta tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…

anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,quan làm báo, dân làm báo,lê quốc quân,dân chủ, chống diễn biến hòa bình,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị,


Trung tướng Nguyễn Trung Thu thăm hỏi già làng Tây Nguyên

Đánh giặc từ năm 12 tuổi
Sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến tranh cách mạng ác liệt, với lòng căm thù giặc sâu sắc, từ lúc 12 tuổi, cậu bé Thu đã tham gia đội du kích đánh giặc giữ làng. Thời gian năm 1967, địch áp dụng chiến thuật “Trực thăng vận”, nhiều máy bay trực thăng thường bay thấp qua làng. Sau nhiều lần quan sát quy luật hoạt động của địch, Thu nghĩ nếu bắn máy bay gần khu dân cư thì chúng sẽ khủng bố, tàn sát nhân dân. Vì thế, vào một ngày giữa tháng 11/1967, Thu chọn địa điểm khá bất ngờ, xa dân, kiên trì mai phục. Hôm ấy trời quang, mây tạnh, máy bay địch gầm rú, quần đảo một lúc rồi chuẩn bị hạ cánh, đúng lúc đó Thu ngắm bắn vào vị trí tên lái chính, bóp cò. Chỉ một phát đạn, anh đã bắn rơi chiếc trực thăng vận tải chở quân. Toàn bộ số địch trên máy bay bị tiêu diệt hết.

Lần khác, thấy từng đoàn xe tăng địch càn quét, hung hẵn bắn giết nhân dân, Nguyễn Trung Thu suy nghĩ, phải diệt cho được xe tăng của địch. Vậy là Thu cùng bạn bè dùng bom câm chế thành mìn bí mật đem đặt giữa đội hình xe tăng địch. Khi chúng tiến quân, vừa rời khỏi vị trí, một chiếc đè lên mìn bị nổ tung và bốc cháy. Đội hình địch rối loạn, lợi dụng thời cơ, anh em du kích lao vào tấn công bắn nhiều xe tăng khác. Trận đánh ấy khiến nhân dân vô cùng phấn khởi, khâm phục.
Tháng 2/1968, khi bị tấn công vào các đô thị lớn, địch điên cuồng phản công ra vùng giải phóng. Nguyễn Trung Thu chỉ huy đội du kích cài một bãi mìn trên đường càn quét của địch, bằng phương pháp bố trí mìn giả, mìn thật. Mìn thật đặt trong rừng dương, mìn giả đặt nơi trống trải, khi quân địch càn quét vào làng, thấy mìn (mìn giả) chúng dạt ra, vướng phải mìn thật, mìn nổ khiến một trung đội giặc tan xác.…Chưa đầy hai năm, anh tham gia hàng chục trận đánh lớn, nhỏ, cùng đồng đội tiêu diệt hàng trăm tên địch. Với những chiến công ấy, cuối năm 1966, Nguyễn Trung Thu vinh dự có mặt trong đoàn dũng sỹ diệt Mỹ từ miền Nam ra thăm miền Bắc, được gặp Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội. Có lẽ với Trung tướng Nguyễn Trung Thu, lần gặp Bác Hồ năm mùa xuân năm ấy mãi mãi là kỷ niệm thiêng liêng và máu thịt, là hành trang theo ông suốt cả cuộc đời…



Mang niềm vui đến với người nghèo

Là người lính chiến đấu trên chiến trường “Khu 5 dằng dặc, khúc ruột miền Trung”, từng được đồng bào che chở, đùm bọc nên Trung tướng Nguyễn Trung Thu hiểu rất rõ cuộc sống khó khăn, gian khổ của bà con đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai lụt bão gây nên. Vì lẽ đó, nên ông cố gắng làm được việc gì có lợi cho đồng bào là cố sức làm cho bằng được.
Dịp tết Mậu Tý (2008), xuất phát từ ý tưởng của ông, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trích 250 triệu đồng từ quỹ “Ngày vì người nghèo” để mua gạo tặng các hộ nghèo trên địa bàn đơn vị đóng quân. Hôm đó ông đã nói một câu mà tôi cảm thấy thấm thía và có sức lan tỏa sâu rộng: “Mươi cân gạo, vài bộ quần áo, tấm chăn, chiếc màn đối với đồng bào nghèo trong mùa giáp hạt là rất quý. Món quà tuy nhỏ nhưng nghĩa lớn, vì đó là tất cả tấm lòng của người chiến sỹ giành cho nhân dân”. Từ số tiền 250 triệu đồng được phân bổ, Bộ CHQS các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương khảo sát cụ thể từng đối tượng, trực tiếp cử cán bộ mang quà tới từng gia đình. Không chỉ cấp gạo cho dân, các đơn vị trong toàn quân khu còn tổ chức đợt phát động quyên góp chăn màn, quần áo tặng người nghèo.
Để thực hiện có hiệu quả đợt phát động, Trung tướng Nguyễn Trung Thu đã thống nhất bàn bạc với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị triển khai tốt công tác tuyên truyền vận động, tổ chức phát động ký kết đến mọi cán bộ chiến sỹ trong toàn quân khu. Cán bộ chiến sỹ còn vận động thêm gia đình, người thân, đơn vị địa phương kết nghĩa, các cơ quan, trường học, công ty, xí nghiệp, nhà máy đứng chân trên địa bàn cùng tham gia… Kết quả đạt được hơn cả sự mong đợi, có tới 13.000 bộ quần áo các loại, 2.300 tấm chăn màn…đã được quyên góp tặng người nghèo.
Ngoài việc quyên góp tặng gạo, quần áo, chăn màn cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, ông cũng đã thống nhất với Cục Chính trị Quân khu chỉ đạo các đội công tác 123 phối hợp với các đại đội làm công tác dân vận và các đội tuyên truyền văn hóa cơ sở, lập kế hoạch cử 350 lượt cán bộ chiến sỹ đến thăm và chúc tết khoảng trên 15.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số; tặng 3.500 suất quà cho các đối tượng chính sách, già làng, trưởng thôn; tham gia giúp dân vệ sinh môi trường, giao lưu văn hóa văn nghệ. Các tỉnh Tây Nguyên hỗ trợ thêm kinh phí cho đội 123 để cán bộ chiến sỹ vui tết đón xuân cùng đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng…

“Cứu dân là mệnh lệnh trái tim”

Đó là câu nói của Trung tướng Nguyễn Trung Thu từ hồi ông còn làm Tư lệnh Quân khu 5. Tấm lòng của ông đối với nhân dân là rất lớn. Ở đâu gặp khó khăn, hoạn nạn, thiên tai bão lũ là điều lực lượng tới ngay. Để giải cứu một người dân bị lũ cô lập, đang mắc kẹt trên ngọn cây cao thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, tuy chỉ nắm tình hình qua điện thoại di động, nhưng ông đã mau lẹ chỉ đạo lực lượng cứu hộ dùng súng đặc chủng (loại súng dùng riêng cho bắn dây) của bộ đội đặc nhiệm thực thi nhiệm vụ. Quyết định chính xác, dứt khoát ấy thể hiện sự từng trải, kinh nghiệm trong ứng xử với những trường hợp đột xuất, khó lường của một vị chỉ huy từng lăn lộn, gắn bó với nhân dân, với địa bàn; hiệp đồng chặt chẽ, chủ động, kịp thời.


 Trung tướng Nguyễn Trung Thu tặng quà cứu trợ
 cho đồng bào vùng ngập lũ

Còn nhớ năm 2009, trận bão số 11 bất ngờ ập tới, Trung tướng Nguyễn Trung Thu đứng ngồi không yên. Ông lo cho tính mạng của người dân vùng lũ. Sau khi triển khai tất cả các đơn vị huy động tối đa lực lượng, phương tiên tập trung cho việc cứu hộ, cứu nạn. Đúng 5 giờ sáng ông đã có mặt tại khu vực Cầu Đỏ để hành quân vào Quảng Nam. Lúc này toàn tuyến quốc lộ từ Đà Nẵng đến Duy Xuyên đều ngập sâu trong nước gần 1,5 mét. Biết không thể hành quân vào Quảng Nam được nữa, Trung tướng Nguyễn Trung Thu rút điện thoại di động chỉ đạo Ban CHQS các huyện và các đơn vị huy động tối đa lực lượng, phương tiện giúp dân phòng tránh bão. Sau đó, ông lệnh cho bộ phận hậu cần mua thêm 200 thùng mì ăn liền chất lên xe chuyển hướng đi kiểm tra tình hình bão, lũ và cứu trợ đồng bào Mân Quang, Khuê Mỹ (phường Hòa Quý) đang bị lũ cô lập.

Chúng tôi khi đó là những người lính cùng tham gia vượt lũ cứu dân. Khi xe quay về tới bến đò Hòa Quý thì mưa vẫn nặng hạt, gió thổi mạnh, chúng tôi chất đầy mì tôm lên 2 chiếc ca nô của Ban CHQS quận Ngũ Hành Sơn và Đồn BP 256 băng qua hệ thống dây điện chằng chịt, len lỏi giữa những lùm cây ngập nước để đến với đồng bào. Phải mất gần nửa giờ đồng hồ, chúng tôi mới vào tới Nhà văn hóa cộng đồng Mân Quang. Trên nhà gần 100 người dân (trong đó có 13 cụ già và 10 em bé) đang đói lả vì thiếu ăn. Đón nhận những thùng mì tôm cứu đói, mọi người cảm động không nói nên lời.
Chiều hôm ấy, tôi nhớ mãi hình ảnh Trung tướng Nguyễn Trung Thu quần xắn gối, đầu đội mũ cối cùng đoàn cán bộ dầm mình giữa dòng nước bạc về vùng trũng Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng). Dáng ông tất tả trong chiều bão giông…
Cầm súng đánh giặc từ tuổi thiếu niên, qua đấu tranh cách mạng gian khổ, trưởng thành dần và trở thành một vị tướng. Mới đây ông lại vinh dự được Đảng và Nhà nước và quân đội tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng cuộc sống của ông vẫn bình dị, gần gũi, thân thương với mọi người. Ngay như việc mới phong tặng danh hiệu Anh hùng cũng đã nói lên điều đó. Với chiến công xuất sắc của ông, từ lâu cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã đề xuất ông làm báo cáo thành tích, nhưng ông cứ gạt đi và nói: “Còn nhiều đồng đội, đồng bào đáng được tuyên dương. Tôi cầm súng chiến đấu là để cho quê hương được giải phóng, bà con được tự do, chứ không mong muốn gì hơn…”.
Dũng cảm trong chiến đấu mà khiêm nhường, giản dị trong cuộc sống, luôn thẳng thắn, chân thành với đồng chí đồng đội, hết lòng phục vụ nhân dân, Trung tướng Nguyễn Trung Thu mãi mãi là một “Vị tướng trọn nghĩa với dân” như nhiều người đã yêu mến và gọi ông như vậy!

Theo BĐT ĐCSVN


BÌNH LUẬN FACEBOOK


4 nhận xét:

  1. khâm phục Trung tướng Nguyễn Trung Thu quá !

    Trả lờiXóa
  2. Giới trẻ chúng ta nên ông làm tấm gương để học tập và noi theo.

    Trả lờiXóa
  3. Trung tướng sẽ là một tấm gương sáng để chúng cháu học tập.

    Trả lờiXóa
  4. Trung tướng luôn là một tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved