23/4/13

Nỗi ám ảnh về bom mìn còn sót lại

Đất Mẹ - Chiến tranh kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã lùi xa trên đất nước ta cũng đã gần 40 năm, song nỗi đau về cuộc chiến ấy vẫn còn đó. Nỗi đau mất mát ấy không chỉ là hàng triệu người Việt Nam đã hy sinh quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc;  nỗi đau ấy còn hiển hiện trên những cơ thể bị dị tật bởi di chứng của chất độ da cam/dioxin mà ngày nay nó vẫn âm ỉ sang các thế hệ khác. Và còn có một nỗi đau khác mang tên “Bom mìn, vật nổ”, vẫn đang từng ngày, từng giờ rình rập, ám ảnh con người trên nhiều vùng đất của Tổ quốc ta.
Theo kết quả của bản báo cáo “Khảo sát Kỹ thuật và Đánh giá tác động của bom mìn vật nổ ở Việt Nam, Giai đoạn 1” do Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (thuộc Bộ tư lệnh Công binh) BOMICEN và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) thực hiện với sự tài trợ của Văn phòng Tháo gỡ và Hủy bỏ vũ khí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong số hơn 15 triệu tấn bom mìn quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam, có đến 5 – 10% không phát nổ.


Một số lượng lớn bom mìn vẫn chưa phát nổ khi quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam

       Hiện tại số lượng bom đạn còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam còn khoảng 800.000 tấn (bao gồm cả bom, mìn, tên lửa, đầu đạn pháo, cối và vật nổ khác… nằm ở các độ sâu khác nhau). Và hậu quả là từ sau năm 1975, cả nước có hàng nghìn người chết, trong số đó nhiều người trở nên tàn phế vĩnh viễn – do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.Như vậy, số lượng bom mìn, đạn dược mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhiều gấp khoảng 4 lần so với Chiến tranh Thế giới lần thứ II và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên, bình quân 46 tấn/km2 tương đương 280 kg/người.
      Con số về số lượng bom mìn mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam đã phần nào cho thấy được sự tàn khốc thế nào của cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đã phải chiệu đựng, một cuộc chiến có thể nói là tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh đương đại.
      Theo ước tính sơ bộ của Trung tâm Công nghệ xử lý Bom mìn – Bộ Tư lệnh Công binh, diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam khoảng 6,6 triệu ha, chiếm 20% tổng diện tích cả nước. Tổng số các loại đất canh tác hiện còn bị bỏ hoang do còn nhiều bom mìn, vật nổ chưa nổ khoảng 435.900ha, chiếm 7% tổng diện tích đất đai còn sót bom mìn, vật nổ chưa nổ. Những con số này cho thấy bom mìn, vật nổ sau chiến tranh có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân Việt Nam.

       Không chỉ hàng vạn hecta đất nông nghiệp đất thổ cư không thể phục vụ sản suất và sinh sống vì bị ôi nhiễm bom mìn mà còn đó là sự mất mát về tính mạng nghiêm trọng của nhân dân vùng bị ảnh hưởng, trong số đó phần nhiều lại là trẻ em
       Kể từ khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, bom mìn, vật nổ nằm rải rác trên cả nước đã gây thương vong cho hơn 100,000 người, trong số đó nhiều người trở nên tàn phế vĩnh viễn

Nhiều người phải chịu thương tật suốt đời
        Mỗi năm, Bộc quốc phòng và các tổ chức chuyên môn đã rà phá được hơn 100 ha đất đai có bom mìn, trong 5 năm trở lại đây (từ 2008 - 2012) số lượng bom mìn rà phá được là hơn 570.000 ha.
Bộ đội công binh đã nỗ lực vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy, làm sạch nhiều vùng đất chết
        Khắc phục hậu quả bom mìn sót lại sau chiến tranh là công việc có yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại và cần thời gian dài với nguồn kinh phí rất lớn. Đã có nhiều chiến sỹ hi sinh trong khi làm nhiệm vụ rà phá bom mìn sau chiến tranh.
        Tuy công việc rà phá bom mìn sau chiến tranh là hết sức khó khăn và tốn kém, xong đây là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và cần đẩy nhanh quá trình hơn nữa, không chỉ cần sự quan tâm đầu tư từ nhà nước mà cũng rất cần sự quan tâm giúp sức của cộng đồng trong cả nước và các tổ chức vì cộng đồng trên thế giới. Có như vậy những người dân vùng bị ảnh hưởng mới nhanh chóng ổn định sinh sống và phát triển được!

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved