28/2/13

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái tâm



Tác giả : Hà Sơn

Hiến pháp là ngôi nhà chung bảo vệ nhân dân. Ngôi nhà có thể giúp con người che mưa, che nắng, giúp cho ta có cuôc sống thêm phần êm ấm. Hiến pháp cũng vậy, Hiến pháp sinh ra là để theo sát và bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy, góp ý và xây dựng Hiến pháp thì bước đầu tiên là phải xuất phát từ cái tâm của mình, cái tâm của người góp ý, xây dựng có sáng thì Hiến pháp được xây dựng mới xứng đáng là ngôi nhà bảo vệ nhân dân; ngược lại, cái tâm trong người góp ý mà đen tối thì Hiến pháp được xây lên cũng chẳng khác nào một ngôi nhà dột nát.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"

Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có cái "tâm"
Ai cũng có quyền tham gia sửa đổi Hiến pháp nhưng điều quan trọng là ý kiến góp ý đó như thế nào? Liệu ý kiến đó đã nghĩ cho toàn dân, cho đất nước hay chưa, hay chỉ nghĩ cho một cá nhân, một bộ phận nhất định nào đó? Việc sửa đổi Hiến pháp đa số các ý kiến đóng góp của nhân dân đều xuất phát từ cái tâm trong sáng, từ ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tuy nhiên cũng không ít kẻ đang lợi dụng “cơ hội” sửa đổi Hiến pháp để đưa ra những luận điệu gọi là góp ý nhưng thực chất là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, Nhà nước ta, đi ngược lại với sự phát triển của đât nước. Những kẻ biến thái, những phần tử cơ hội, cực đoan hay những kẻ “nợ máu” của dân tộc không có luận điều gì xa lạ ngoài mấy luận điệu suốt ngày dựa vào cái “dân chủ quá trớn” để đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi nước ta chuyển sang đa nguyên đa đảng; đòi tam quyền phân lập; đòi phi chính trị quân đội… những luận điệu trên của chúng có thực sự xuất phát từ sự mong muốn đất nước phát triển? Hay đó là cái tâm đen tối của chúng, hay đó là hành động của những kẻ suy thoái và cuối cùng là vì cái lợi ích riêng của chúng?
Chúng luôn muốn xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp của nước ta, tức là luôn muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam. Tuy nhiên chúng đã quên hay nhắm mắt để quên đi sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp thực sự là một điều sai lầm. Ai còn nhớ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Khi đât nước đang lầm than, chịu cảnh nô lệ, không một Đảng nào đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vậy là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời để đảm nhận sứ mệnh lịch sử đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa non sông đất nước thu về một mối; suốt hơn 80 năm qua Đảng vẫn luôn miệt mài, kiên trì xây dựng đất nước độc lập tự chủ; Đảng luôn cho thấy mình là người công bộc thực sự của nhân dân, trong Điều lệ Đảng cũng đã ghi: Ngoài lợi ích của nhân dân thì Đảng không còn lợi ích nào khác. Đảng là đại diện cho ý chí cho toàn dân, lấy dân làm gốc. Hà cớ gì lại đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng khi Đảng đang hết lòng vì nước vì dân? Xét cho cùng không thể bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Đa nguyên đa đảng? Một nhà nước như đất nước ta mà nhiều đảng lãnh đạo, cùng “tranh quyền đoạt vị” có nên không, một nhà nước cũng như một mái nhà, người lãnh đạo là những viên ngói, một mái nhà mà dùng nhiều loại ngói khác nhau thì chắc chắn ít nhiều mái nhà đó cũng sẽ dột nát mà thôi. Ai dám đảm bảo khi nhiều đảng đứng lên tranh cầm quyền, an ninh đất nước được đảm bảo? Ai đảm bảo đất nước ta thống nhất ý chí cùng một lòng khi có quá nhiều đường đi khác nhau? Nên nhớ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta luôn được thế giới đánh giá là một đất nước an ninh ổn định bậc nhất. Đa đảng rồi liệu có đảng nào đứng ra bảo vệ lợi ích cho toàn dân hay chỉ đứng ra bảo vệ lợi ích cho cá nhân mình. Bảo vệ lợi ích chung cho toàn dân Việt Nam chỉ có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong tình hình đất nước ta hiện nay, đa nguyên đa đảng chỉ làm cho những kẻ cơ hội lợi dụng thao túng đất nước, chỉ tổn làm cho những kẻ “dân chủ quá trớn” ngang nhiên lộng hành làm rối ren đất nước mà thôi.
Lực lượng vũ trang của ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đảng ta cũng là đảng của nhân dân, lợi ích của nhân dân cũng chính là lợi ích của đảng. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, tức là khi đó lực lượng vũ trang đứng ngoài đảng, liệu còn có sự thống nhất giữa ý chí và hành động? Đảng và lực lượng vũ trang đều cùng chung mục đích, chung lý tưởng lẽ nào lại tách biệt nhau? Hãy nhìn các nước trên thê giới khi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang ra sao? Ít nhiều đều có xung đột và cuối cùng thì những đất nước đó cùng có chung đặc điểm là tình hình bất ổn định. Việt Nam chúng ta còn nghèo nhưng điều tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam không phải vì chúng ta có vũ khí hiện đại mà bởi vì đất nước ta trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí. Cơ sở nào để lực lượng vũ trang phi chính trị hóa. Một khi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang thì đó là điều kiện thuận lợi cho các thế lực tấn công, chia rẽ nội bộ giữa nhân dân, Đảng và lực lượng vũ trang, và đây cũng là sự bất lợi đối với an ninh quốc gia Việt Nam chúng ta.
Thế mới biết việc góp ý sửa đổi Hiến pháp phải cần có chữ tâm trong sáng. Một ý kiến sai lầm sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch, phần tử cơ hội lợi dụng tấn công. Tóm lại đối với đất nước ta hiện nay sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhưng cái tâm trong sáng của người tham gia ý kiến sửa đổi Hiến pháp luôn ý thức được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản gắn liền với vận mệnh của đất nước.



Theo Blog Tiếng nói của dân

Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved