19/2/13

“Lỗ mũi to bằng quả cà chua”

Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻ-Nhân dân-QĐND-VNCH


Trong tập Hồi ký “Mái trường Công Nông thuở ấy” (NXB Lao động, H.1996.), tác giả Trần Ngọc Trác kể lại:
Sáng thứ sáu ngày 4/10/1957, hai cán bộ Phủ Chủ tịch về Trường gặp lãnh đạo bàn việc bảo vệ Bác buổi chiều về thăm. Bí mật bị bại lộ. Nhà trường ra lệnh bỏ nghỉ trưa, dồn mọi lực lượng sửa sang, tổng vệ sinh trong ngoài nơi ăn ở, đi lại. 2 giờ chiều 4.000 thầy trò, cán bộ công nhân viên đã “cấm trại” tại khu hội trường. Bác không vào nơi xếp hàng đón tiếp mà đi tắt ra nhà bếp, khu vệ sinh, mấy lớp học, nhà ở, nhà tắm, bể nước, các vòi nước công cộng dọc lối đi đều trơ vòi không… Nước - cuộc họp nào của Đảng bộ, lãnh đạo trường cũng phải bàn mà không giải quyết được. Mấy “cụ học viên” là cán bộ trung cao cấp gay gắt phê phán cả lãnh đạo Bộ, thành phố “đem con bỏ chợ”… Trung ương ủy viên, Thứ trưởng Hà Huy Giáp vốn “dị ứng” với căn bệnh thành tích đã “khai thật” với Bác…

Bác Hồ đến thăm trường học -Blog tin tức,chính luận

Vào hội trường, Bác bước lên bục giảng hai tay ra hiệu im lặng, ngồi xuống giữa tiếng hô vang như sấm rền từng đợt Hồ chủ tịch muôn năm… Muôn năm… Người hỏi: - Ở đây cô chú nào nhiều tuổi và hoạt động lâu năm nhất?
Đây đó, chỗ nọ chỗ kia thấy có mấy “cụ” tóc muối tiêu nhìn ngó ý như thăm dò (có thể nghĩ được Bác “tuyên dương” chăng?) Một “cụ” ở khối phổ thông lao động phấn khởi đứng lên:
- Thưa Bác, cháu ạ!
- Chú hoạt động cách mạng được bao lâu?
- Thưa Bác từ năm 1930 ạ!
- Vậy, chú hoạt động có lâu năm hơn Bác không?
“Cụ” nọ hiểu ra. Không kịp... chui xuống đất, cả hội trường im phăng phắc. Bác đưa tay để “người bệnh công thần” ngồi xuống, nhẹ nhàng nói: - Làm cách mạng là làm việc cho dân, cho nước. Nếu làm mà kể công thì ông Mác, ông Lênin lỗ mũi phải to bằng quả cà chua. Bác đưa tay lên mũi: - To như thế này này!

Cả hội trường suy ngẫm, im lặng. Lãnh đạo thì hiểu thói kể công của mấy ông từ chiến trường ra đã đến tai Bác làm Người phiền lòng. Bác lại hỏi: - Trong trường có bao nhiêu học viên? Hiệu trưởng nắm con số chiêu sinh đầu năm học thì thưa: 3.700. Hiệu phó Tổ chức ghi sổ sĩ số “đầu vào” lại báo cáo: 3.600. Hiệu phó phụ trách chuyên môn “nắm chắc” con số từng khối, lớp thì khẳng định chính xác phải là 3.550. Thế nhưng, Trưởng phòng Hành chính quản trị lại đứng lên báo cáo con số chấm cơm là 3.512 học viên.

Bác chăm chú nghe, nghiêm nét mặt: - Các con số đá nhau. Thế này là “Vua Liêu” rồi chứ chẳng còn là quan liêu nữa! Cả hội trường ngỡ ngàng, lãnh đạo trường lúng túng. Bác đột ngột hỏi: - Các cô, các chú có thể đào cho Bác mỗi người một mét khối đất được không?

-Dạ, có ạ! Có ạ! Cả hội trường nhất loạt đồng thanh thưa với Bác. Ai cũng nghĩ Bác kêu gọi làm thủy lợi vì Trường vừa mới được Chính phủ khen về thành tích đắp đê Mai Lâm? -Không! Thì ra ý Bác: - Mỗi người đào một mét khối đất. Cả trường sẽ đào được 3.500m3. Tại sao không đào giếng lấy nước mà dùng lại cứ ngồi mà kêu ca trách móc Đảng bộ với cấp trên?

Thật có một không hai cách phê bình ví von, dí dỏm mà sâu sắc, nhiều ý nghĩa, vui vẻ cả, nhưng mỗi người đều nhận ra một phần lỗi ở mình. Cuối cùng, Bác tươi cười hỏi:

- Các cô, các chú, các cháu có đồng ý như Bác phê bình không? Ai thật lòng đồng ý để sửa chữa thì giơ tay, nào?

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Tiêu trong Ban liên lạc TBTCN nhớ lại không khí tràn ngập niềm vui, hạnh phúc tình Bác cháu cha con trong giờ phút ấy thật kỳ diệu: tất cả bật dậy, giơ tay hô to: Hồ chủtịch muôn năm, Bác Hồ muôn năm!... muôn năm! và lưu luyến tiễn Bác ra về.

Chuyện bữa ấy tưởng xong mà chưa xong. Thì ra, Bác còn phê bình hai cán bộ bảo vệ hay là các vị Bộ, Thứ trưởng ai lộ bí mật mà để lãnh đạo trường tạo cảnh quan sạch đẹp nhất thời chỉ để che mắt khách - một cách nêu gương xấu cho mọi người che đậy sự thật bằng thành tích giả tạo?

Sưu tầm

BÌNH LUẬN FACEBOOK


2 nhận xét:

  1. Thật tình là vẫn còn nhiều lỗ hổng thế này thì một năm có biết bao nhiêu tiền thuế bị thất thoát đi cơ chứ!

    Trả lờiXóa
  2. Sinh thời Bác luôn coi trọng công tác tự phê bình và phê bình. Trong thời kỳ chiến tranh quân đội ta ít khi dùng hình thức kỷ luật cán bộ, chiến sỹ mà chủ yếu dùng hình thức tự phê bình, dùng áp lực của cả trung đội, đại đội để người có lỗi tự nhận ra mà sửa chữa

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved