19/1/14

10 LÝ DO CẦN PHẢI HÀNH ĐỘNG ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

[ Me Lo] - Sau 40 năm ngày hải quân Trung Quốc cướng chiếm Hoàng Sa, với hành động ngày càng không tôn trọng lịch sử, phía Việt Nam cần phải hành động để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, bởi các lý do sau: 

1. Lịch sử là của Việt Nam

Việt Nam đã có những chứng cứ lịch sử đặc biệt quan trọng được ghi chép và phản ánh trong các tuyên bố cũng như thừa nhận của cả 2 dân tộc. Các bản đồ, sổ sách do Việt Nam nắm giữ và tồn tại trên thế giới đề là chứng cứ chống lại Trung Quốc. Điều này cho thấy nếu đưa ra luật pháp quốc tế, Việt Nam dễ dàng thắng kiện.

2. Trung Quốc không dừng lại cuộc xâm chiếm 

Như lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa chỉ là điểm khởi đầu cho việc xâm chiếm cho kỷ niểm 40 năm ngày Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa, tức ngày 17-19 tháng Giêng năm 1974. Nhưng sau đó đến nay đã tiếp tục lấn chiếm các khu vực khác trên Biển Đông vào 1988, hay 1995. Cụ thể là Trung Quốc tiếp tục tuyên bố và có những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế đối với chủ quyền biển đảo của các quốc gia ĐNA. Như vậy, không chỉ riêng Việt Nam bị xâm lược, trong cuộc giao tranh này Việt Nam có rất nhiều đồng minh.

3. Âm mưu Biển Đông sẽ ngày càng công khai hơn

Với tư tưởng bá chủ thiên hạ, phía Trung Quốc đã bất châp luật pháp quốc tế để đạt được mục đích, trong đó có âm mưu nắm toàn quyền biển đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Trung Quốc đã bị quốc tế xa lánh, không còn con đường nào khác, chỉ đâm lao và theo lao. Vì vậy, sẽ không có chuyện nhân nhượng, mà chỉ có áp đặt và vũ lực. Điều này, đã làm cho các quốc gia khu vực ĐNA trong đó có Việt Nam không khỏi e ngại trong nhiều năm trở lại đây, nếu để kéo dài mà không có động thái tích cực từ chính quyền các quốc gia thì Trung Quốc sẽ không ngần ngại trên mọi chiến trường

4. Toàn thế giới đang ủng hộ các nước nhỏ bé bị Trung Quốc chèn ép

Sau nhiều thập niên hành động thiếu cơ sở pháp lý quốc tế, kết hợp với uy tín trên một số lĩnh vực suy giảm nghiêm trọng như xuất khẩu hàng hóa giá thấp nhưng chứa nhiều chất độc hại, chất lượng kém… Các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới đang xa lánh dần Trung Quốc và ủng hộ các quốc gia nhỏ bé hơn. Đây sẽ là dư luận, cũng như lá phiếu ủng hộ các nước này nếu đưa Biển Đông lên nghị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam.

5. Biển Đông không còn là vấn đề song phương mà là đa phương

An ninh trên biển của phần lớn các nước trên thế giới có lưu thông hàng hải qua khu vực Biển Đông cũng bị Trung Quốc đe doạ qua nhiều hình thức. Khoảng 90% mậu dịch quốc tế là trên biển, và khoảng 60% tổng số mậu dịch nầy là qua Biển Đông. Do vậy, chúng ta và các nước trong khu vực khác một mặt bảo vệ lợi ích của mình, một mặt chứng minh cho thế giới biết vấn đề đấu tranh với Trung Quốc về Hoàng Sa không phải chỉ vì "tranh chấp chủ quyền" trên các hòn đảo. Đây là hành động sẽ được nhiều quốc gia, trong đó có các đại kình địch của Trung Quốc can thiệp vào.

6. Trách nhiệm của Việt Nam đối với luật pháp quốc tế

Việc Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực ĐNA nói chung, cần phải có động thái rõ ràng cho thế giới hiểu để cho thấy rằng chúng ta đang có trách nhiệm bảo bệ luật pháp quốc tế, trong đó đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, DOC… Việt Nam là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, và Việt Nam bị "đường 9 đoạn" cùng những hành động ngang trái khác của Trung Quốc đe doạ và gây thiệt hại lớn nhất. Vì vậy, tiếng nói của Việt Nam có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn hiện tại. Hiệu quả của việc Việt Nam phản ứng ra sao phụ thuộc vào cương quyết hay không cương quyết.

7. Có sức mạnh quận sự áp đảo nhưng cô đơn

Việc Trung Quốc luôn có những hành động áp đảo các quốc gia ĐNA vì họ có sức mạnh quân sự, điều này sẽ minh chứng họ sẽ không dừng lại. Tuy nhiên, lợi ích của các quốc gia còn lại trên Biển Đông rất lớn, họ cũng sẽ cùng nhau đoàn kết để chống lại sức mạnh của Trung Quốc. Đây là một lợi thế cho Việt Nam, phải tận dụng để huy động sức mạnh tổng hợp, sự ủng hộ của quốc tế để khẳng định mình.

8. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế

Trung Quốc đã có tầm nhiền chiến lược tại Biển Đông, với sức mạnh nước lớn đã áp đặt mọi thứ để có vùng địa lý này, bởi đây là nơi sẽ giúp họ phát triển đột phá trong tương lai. Đối với Việt Nam cũng vậy, nếu không nhanh chóng khẳng định chủ quyền của mình, thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực.

9. Nhà cầm quyền Bắc Kinh không nhận được sử ủng hộ của nhân dân

Những hành động trong nhiều năm qua cho thấy đó là những hành động của Bắc Kinh, đa số cho thấy người dân Trung Quốc không quan tâm lắm đến vấn đề Biển Động, không có những phản ứng trước sự cạnh tranh giữa nước mình với các nước khác. Điều này, chủ yếu do suy nghĩ đó không phải là lãnh thổ thực sự của họ. Đây sẽ là lợi thế để các nước ĐNA trong đó có Việt Nam khẳng định mình.

10. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đang lo lắng

Thời gian qua, để thực hiện ý đồ của mình trên khu vực thái Bình Dương, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra những quan điểm đi ngược lại với luật pháp quốc tế, tôn trọng lẫn nhau như: Thiết lập vùng phòng không Hoa Đông, cấp giấy phép đánh bắt, thăm dò trên vùng biển không phải của mình… thế giới đã có những động thái mạnh để đáp trả, nhưng phía Trung Quốc không dam phản ứng gì. Đặc biệt, sự lên án thường xuyên, liên tục của quốc tế đã phần nào làm Bắc Kinh lo lắng về tham vọng của mình. Đây là điểm cần phải được các nước nhanh chóng khai thác, trong đó có Việt Nam.

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved