15/1/14

Những tác phẩm “ý Đảng lòng dân”!

[Đò Ngang] - Mỗi khi cánh đào hé nở, những nụ hồng xinh xinh đón xuân sang cũng là lúc để con người ngẫm về những việc mình đã làm trong năm đã qua và dự định những công việc cần làm trong những năm mới. Chúng ta hãy dành vài lời để bàn luận về Văn học – Nghệ thuật trong thời vừa qua. Từ trước tới nay, các nhà văn, nhà thơ, hay bất cứ người nào cống hiến cho nghệ thuật đều thấm nhuần một điều rằng: “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Để đạt được đúng là “Nghệ thuật vị nhân sinh” thì đòi hỏi con người có lòng đam mê nghệ thuật au sắc và đây là điều mà không dễ để đạt được.

Trong những áng văn thơ, các tác phẩm trào phúng, các tác giả đã phản ánh sâu sắc  thực tại xã hội. Những tác phẩm ấy đã đả kích gay gắt những bất công, dối trá của xã hội thực dân – phong kiến thối nát và những tệ nạn xấu của xã hội. Nhìn vào xã hội đương đại hiện nay, khi đất nước ta đã giành được độc lập, cả nước ta đang bước vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, một vấn nạn đang nổi lên rõ rệt, làm cho người dân bất bình, không yên. Đó chính là nạn tham nhũng – “giặc nội xâm”.

“Giặc nội xâm” đang là một chủ đề mà dược rất nhiều nhà làm phim, nhà văn chọn làm làm chủ đề để sáng tác. Họ muốn thông qua những tác phẩm nghệ thuật để phản ánh thực tại và thể hiện mong muốn đổi mới, thể hiện những mong muốn  của người dân.

Một điều thật đáng mừng là trong thời gian gần đây, các tác phẩm nghệ thuật với đầu tư tâm huyết, công phu đã ngày càng lột tả được mặt trái của xã hội và các tác phẩm ấy luôn có tính giáo dục rất cao.Như vậy, cái quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh ấy” vẫn đi đúng hướng, vẫn thực hiện tốt cái vai trò phục vụ đời sông tinh thần của quần chúng nhân dân, đồng thời nói vẫn thể hiện tính “vị nhân sinh” qua việc lên án, phê phán những mảng màu xám tối của xã hội.

Nhìn ở một bình diện xa hơn, sâu sắc hơn thì “nghệ thuật vị nhân sinh” phải làm tốt vai trò phản biện xã hội. và thực tế, đối mặt với nạn “giặc nội xâm” tham nhũng, đội ngũ những làm phim truyền hình không chọn cách né tránh hay hoanh tay đứng nhìn. Những nghệ sĩ – nhà báo ấy sẵn sàng dấn thân vào những bộ phim được các nhà bình luận đánh giá là rất khó, để làm được phi họ phải thâm nhập sâu vào những hoàn cảnh thậm chí rất nguy hiểm, gam go. Thế nhưng với niềm đam mê nghệ thuật, không ngại khó, ngại khổ, các nhà làm phim đã góp phần lên án những vẫn nạn xấu của xã hội. Các nhà làm phim đã cho ra đời những tác phẩm mà trong đó phản ánh sâu sắc những góc khuất, mảng tối của “quốc nạn” làm nghèo đất nước được soi chiếu trực diện, được mổ xẻ đến tận cùng.

Chúng ta có thể điểm qua một số các tác phẩm thể hiện thành công vai trò phản biện xã hội đó là: Chạy án 1 & 2; Đất và người; Ma làng; Gió làng Kình; Đàn trời; Ngôi biệt thự màu tro lạnh; Chiếc mặt nạ da người…và sẽ còn rất nhiều các tác phẩm nữa.

                                                      (Ảnh trong phim Bí thư tỉnh ủy)
Vượt  qua những tháng ngày vô cùng vất vả làm phim, phần thưởng lớn nhất cho các nghệ sĩ là sự đón nhận nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Khi tuyên chiến với các ác, khi khẳng định chân lý rằng cái xấu rồi sẽ bị loại trừ, dòng phim chống tham nhũng luôn luôn hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và ngày càng gần gũi với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Và đó chính là lý do để các tác phẩm nghệ thuật ấy hợp với “ý Đảng lòng dân”.

Chúng ta luôn trân trọng những tác phẩm văn học có tính phản biện xã hội cao. Những tác giả của những tác phẩm ấy bằng cách sử dụng ngòi bút của họ để đấu tranh chống lại bất công xã hội.

          

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved