2/1/14

Câu chuyện của ông Phan Quang về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

[Me Lo] - Ngày 1/1/2014 kỷ niệm ngày sinh tròn trăm năm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phương tiện thông tin đã có nhiều tin, bài về tài năng của Đại tướng trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị và quản lý...

 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (ngoài cùng bên phải), ra đồng cấy với bà con xã viên Hợp tác xã Chiến Thắng (Quảng Bình) trong chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất 1962. Ảnh: Hữu Thoan.

Tôi chợt nhớ đến câu của Tố Hữu: “Ở đâu nghèo đói gọi xung phong/ Lon nước mo cơm lội khắp đồng và sáng trong như ngọc một con người”. Những vần thơ hiện lên hình nảh một vị Đại tướng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rất mộc mạc mà chân thành, giản dị và tận tụy vô cùng.

Những câu chuyện được kể lại luôn làm cho mọi người đọc được phải lặng mình cảm phục: “Lần ấy Phan Quang đi công tác với ông lên nông trường Mộc Châu. Tinh mơ phòng bên đã thấy ông ngồi vẻ tư lự, mắt quầng thâm. Đại tướng chia sẻ ngay với Phan Quang là đêm qua không ngủ được. Hóa ra, giường êm nệm ấm thuốc trà đầy đủ nhưng thủ phạm là... nước hoa! Ông giám đốc nhà khách bảnh bao trong bộ quần áo len vẻ sượng sùng khi nghe Đại tướng thân mật chuyện trò... Ông giám đốc bộc bạch nhà khách mới xây, mùi vôi vữa còn nồng, vẩy tý nước hoa cho khách dễ ngủ!” (Theo Dân Trí).

Chắc hẳn chúng ta sẽ khâm phục hơn khi biết về tuổi thơ của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh:Đại tướng kể, làm nông nghiệp, mình tiếp xúc với nông dân nhưng chưa từng gặp ai từng làm cái nghề như mình. Mỗi sáng mình vác cái cuốc đứng chống ở ngã ba đường cho người ta đến thuê đi... bốc mộ! Chả là cánh đồng An Cựu có một nơi được tiếng là đắc địa long mạch tốt. Người giàu có, chết nơi xa cũng cố đưa về chôn nên có nhiều mộ cải táng. Vậy chống cuốc đứng, thế nào cũng có người thuê” (Theo Dân Trí).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn khiêm nhường: “Năm 1961, Phan Quang về HTX Đại Phong, Lệ Thủy (Quảng Bình) với đại tướng. Buổi họp chung toàn xã nhiều người nghe tên đại tướng nhưng chưa biết mặt. Có mấy bà đến muộn đứng phía sau cứ nhón chân nhìn lên đoàn chủ tịch hỏi Đại tướng mô? Ông mô là Đại tướng?
Đang đứng lẫn trong đám đông Đại tướng chỉ tay: Đó, cái ông trắng trẻo béo tốt ngồi thứ 2 hàng bên trái ấy... Khổ cho người bạn của Phan Quang là một cán bộ tỉnh!
Thầy trò nói là đi an dưỡng Sầm Sơn nhưng phải hoàn thành gấp một tài liệu quan trọng. Một sớm Phan Quang thấy người cần vụ vô chợ mua một cái niêu đất. Anh cần vụ cười, nhà an dưỡng ở đây thiếu chi món ngon bổ thế mà ngày nào anh ấy cũng xuýt xoa nhắc đến món cá kho mặn, mình thương quá thì chiều anh ấy một tý... Chợt nhớ, anh Thanh thích món cá biển kho mặn với măng vòi và bỏ thật nhiều ớt... Ông Quang lại thở dài dẫn thêm câu Đại tướng nhân việc ấy: Khi làm cách mạng mình có nghĩ tới những chuyện cao xa, nhưng có khi chỉ ước mong sao bữa cơm về sau có được niêu cá kho mặn...” (Theo Dân Trí).

Nhưng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn kiên quyết với cán bộ làm hại dân, hại nước:  “Ấy là lần Đại tướng chuẩn bị phát biểu tại một Đại hội tỉnh Đảng bộ có một đảng ủy viên địa phương mắc khuyết điểm đã nói nhỏ trước với Phan Quang như thế... Tưởng lên diễn đàn Đại tướng sẽ mềm hơn? Với lại bình sinh Đại tướng, như Phan Quang nhiều lần chứng kiến, ông luôn biết kiềm chế, không để sự buồn vui của mình ảnh hưởng đến quan hệ công tác. Nhưng, không ngờ, trên diễn đàn khuôn mặt sạm đen của ông như sắt lại vì phẫn nộ.

Đảng viên gì? Cán bộ gì? Dân đói, Nhà nước gửi về cho mấy tạ gạo, ba ông chi ủy chia nhau mỗi người mấy chục cân. Thật không bằng... con chó!”.

Vị Đại tướng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ chiến sĩ: “Thời ấy giao thông trắc trở, việc đi lại khó khăn. Lần ấy qua Phà Khuất (Ninh Bình) xe người ùn chờ phà. Một anh bộ đội ba lô lặc lè vẻ mặt cau có đứng bên. Anh Thanh bắt chuyện. Anh bộ đội cho biết đang đóng quân thuộc một đơn vị ở Tây Bắc nay về phép thăm quê trong Hà Tĩnh và phàn nàn tôi muốn quay về đơn vị cho xong chẳng phép thì thôi.

Không biết mình đang nói chuyện với ai, anh bộ đội tiếp tục xổ ra một tràng rằng các anh tính, đơn vị cho 15 ngày phép. Tính cả thời gian đi về. Từ Tây Bắc về đây đã mất một tuần. Về tới nhà hôm trước hôm sau phải đi ngay may ra mới kịp hạn. Đi ngay thì bà con gia đình thắc mắc, ở chơi dăm bữa thì phạm kỷ luật. Vậy thì tôi về làm gì. Biết thế này chẳng xin đi phép nữa.

Anh Thanh vỗ vai anh bộ đội nói mình công tác ở Tổng Cục Chính trị. Cậu cho mình xem giấy phép mình sẽ bày cho cậu cách giải quyết...

Anh bộ đội ngạc nhiên nhưng cũng đưa giấy phép ra. Anh Thanh rút bút ghi luôn Cho nghỉ tại địa phương mươi ngày không tính ngày đi và về. Rồi ký tên Nguyễn Chí Thanh”. 

Lên xe, anh phàn nàn với anh em cùng đi, tất nhiên mình sẽ gọi điện cho đơn vị cậu ấy. Cán bộ mình còn máy móc, nhiều chính sách chế độ còn nhiều khiếm khuyết. Chúng ta phải góp phần chấn chỉnh...”.(Theo Dân Trí).


BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved