25/8/13

Đâu là "ranh giới đỏ" trong cuộc nội chiến tại Syria

Xì Trum - Rạng sáng ngày thứ tư 21/08 vừa qua, thế giới rung động với thông tin hơn 1000 người thiệt mạng vì khí độc ở ngoại ô thủ đô Damas của Syria.
Trước thông tin trên, ngay lập tức tổng thư ký liên hợp quốc Ban Ki Moon đã yêu cầu chính phủ Syria khẩn trương hợp tác với phái đoàn thanh sát viên của Liên hợp quốc trong việc điều tra làm rõ có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến tại Syria.
Điều mà dư luận quốc tế quan tâm nhất đó là, lực lượng nào đứng đằng sau vụ đầu độc trên, mục đích của nó là gì. Chính phủ của tổng thống Assad  phủ nhận gay gắt việc quân đội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến và coi đó là một hoạt động với mục đích phá hoại hòa bình, là tội ác. Trong khi đó, phe đối lập lại lên tiếng cáo buộc quân đội chính phủ sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến. Vậy, liệu Syria có sử dụng vũ khí hóa học trong trận chiến này không? Diễn biến trên chiến trường Syria cho thấy, hiện nay quân đội của chính phủ vẫn đang chiếm ưu thế lớn so với phe đối lập, mặt khác, những thông tin được đưa ra về vụ việc này vẫn chưa được kiểm chứng, do đó, khó có thể khẳng định quân đội chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến.
Phản ứng trước thông tin trên, cộng đồng quốc tế cũng có nhiều quan điểm trái ngược nhau: Trong khi Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải có biện pháp mạnh đối với chính phủ Syria vì coi rằng họ đã vượt qua ranh giới đỏ - sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến. Ngược lại, Nga lại cho cho rằng đây là một vụ khiêu khích có chủ ý với mục đích phá vỡ các hoạt động tìm kiếm hòa bình cho Syria với mục đích đưa can thiệp quân sự vào Syria vì: trong khi phái đoàn Thanh sát viên của Liên hợp quốc đang ở thủ đô Damas của Syria, hội nghị bàn về hòa bình của Syria giữa Mỹ và Nga tại Geneva (Thụy sỹ) dự kiến diễn ra vào ngày 28/08.
Trong khi đó, Mỹ lại phản ứng dè dặt, thận trọng trước vụ việc trên; người phát ngôn của Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng: nếu vụ việc trên là có thật, đây là bước leo thang mới trong cuộc chiến tại Syria. Vậy, tại sao Mỹ lại có thái độ dè dặt và thận trọng như vậy, có lẽ vì các lý do như sau:
- Hiện nay, trọng tâm chiến lược của Mỹ là rút quân khỏi Afghanistan trong năm 2014, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay không cho phép Mỹ  triển khai ngay lập tức một cuộc can thiệp quân sự vào Syria như đã làm với Irắc (Mỹ cáo buộc Irắc có vũ khí hạt nhân).
Đâu là "ranh giới đỏ" trong cuộc nội chiến tại Syria
Những người dân thường thiệt mạng
- Mỹ đã yêu cầu các lực lượng tình báo, an ninh ngay lập tức kiểm tra, xác minh thông tin nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức, thông tin về việc quân đội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chưa được kiểm chứng.
Mặt khác, trong điều kiện bối cảnh quan hệ quốc tế như hiện nay, Mỹ cần giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ đối với các cường quốc như Nga và Trung Quốc, nhất là trong vấn đề giải quyết khủng hoảng tại Syria.

Vậy, đâu là ranh giới đỏ thực sự trong cuộc chiến tại Syria: Có lẽ con số gần 3 năm nội chiến (29 tháng); hơn 100.000 người thiệt mạng; hàng triệu trẻ em mồ côi sống trong các trại tị nạn…. mới thực sự là ranh giới đỏ giữa các bên trong cuộc chiến tại Syria.

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved