29/8/13

Đôi điều cảm nhận về "thơ" Bùi Chát

Tôi không biết mình nên gọi những dòng chữ vừa đọc xong là gì nữa. Thơ à? Có lẽ thế. Vì thấy tác giả của nó gọi là thơ, tập thơ và một số người cũng gọi như vậy. Ừ, thì nó là thơ, đại loại thế. Mà nói đến thơ, người ta thường nghĩ đến những điều tốt đẹp lắm ấy. Nhưng đó là người ta nghĩ thế. Trên đời này, còn nhiều thứ không phải thơ, giống thơ hay giống một cái gì đó mà người ta vẫn cứ gọi là thơ nhưng lại chẳng tốt đẹp chút nào. Chẳng hạn như cái này này, nó đăng trên một số Blog của Huỳnh Ngọc Chênh, RFA, VOA, Sách xưa, Dân làm báo…, nó là những đứa con tinh thần của Bùi Chát với các tên gọi cũng không kém phần “thi sĩ” và “tỏ ra nguy hiểm” như là: “Ai”, “Thói”, “Cùng khổ”, “Hoa sữa”, “Đèn đỏ”, “Cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn…” nhiều lắm.
Đôi điều cảm nhận về "thơ" Bùi Chát

Quả thực khi đọc những dòng chữ gọi là thơ ấy tôi thấy ghê ghê, tởm lợm vì những thông điệp mà tác giả của nó thể hiện trong từng con chữ. Nó không mảy may có một chút gì gợi cho người ta nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống cả. Một thứ văn chương vô nghĩa, đen tối như chính tâm hồn, tư tưởng của người viết mà đám “đồng nghiệp” trong nhóm Mở Miệng thường gọi là “thơ dơ”, “thơ rác”, “thơ nghĩa địa”… Đúng, nó còn ghê tởm, tầm thường hơn cả rác rưởi ấy chứ. Bởi ngay từ trong suy nghĩ tối tăm của người viết ấy còn đang chất đầy rẫy những ý tưởng phản động, chống đối, khinh bạc, miệt thị chính quyền thì chuyện phun ra những sản phẩm văn hóa thối tha như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Trong mớ từ gọi là thơ của Bùi Chát ấy, tôi tìm thấy ở con người này một sự sai lệch nghiêm trọng trong nhận thức tư tưởng, chính trị, mất niềm tin hay cố tình không tin vào con đường cách mạng mà cả dân tộc Việt Nam, biết bao nhiêu thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu dưới sự dìu dắt của Đảng Cộng sản và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, đó là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có thể Bùi Chát không tin vào tương lai tốt đẹp của đất nước, phủ nhận hoàn toàn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cả dân tộc mà chạy theo sự hào nhoáng, lối sống tư bản thực dụng… Nhưng xin thưa, Bùi Chát và những “người bạn” của mình sẽ không bao giờ phủ nhận được một thực tế rằng nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng mà dân tộc Việt Nam mới đoàn kết một lòng vượt qua biết bao gian khó, hi sinh, mất mát để làm nên những chiến thắng vẻ vang, oanh liệt, viết lên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh dành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tươi đẹp, khang trang như hôm nay. Thế nhưng vì những lý do nào đó mà Bùi Chát đã cố tình lờ đi, để rồi thở ra những lời rất vô trách nhiệm, sặc mùi phản động vậy.
Nói đến thơ, người ta nghĩ đến sự tinh tế, trong sáng trong cả ngôn từ đến tâm hồn người viết. Thế nhưng thơ Bùi Chát và cả cái gọi là nhóm thơ “Mở Miệng”, nhà xuất bản Giấy vụn, giấy nát gì đấy thì càng đọc, càng làm cho người ta thấy bực bội bởi nó không còn nguyên nghĩa là văn chương, không hướng con người ta tới chân, thiện, mỹ. Thơ Bùi Chát quy chụp, tô vẽ, bêu rếu chính quyền, luật pháp Việt Nam, cổ súy, kích động người ta đứng lên chống đối, phá phách đòi “tự do biểu tình...”, tự do “đá đít các ông…”, “tự do ngôn luận”… (Thói) theo kiểu bất chấp luật pháp và mặc sức phỉ báng, chà đạp lên quyền, lợi ích của người khác. Đó là điều không thể chấp nhận được. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người, điều đó được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, mọi sự tự do cá nhân đều phải đặt trong sự điều chỉnh của luật pháp nhằm đảm bảo tôn ti, trật tự xã hội và lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Thiết nghĩ, một người có trình độ học vấn như Bùi Chát (tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học khoa học xã hội và nhân văn tp HCM), không thể không hiểu những lý lẽ giản đơn như vậy. Tuy nhiên, Bùi Chát đã bán rể đạo đức, nhân cách của mình, bất chấp tất cả và liên tục viết những bài thơ có nội dung phản động, kích động chống đối Đảng, Nhà nước ta. Có lẽ, một phần xuất phát từ sai lầm trong nhận thức chính trị của Chát phần cũng vì Chát đã mù quáng, tin tưởng những lời nhận xét, tâng bốc của kẻ xấu nên ngày càng dấn thân vào con đường tội lỗi. Trong những bài thơ của Chát được đăng tải trên các Blog của Huỳnh Ngọc Chênh, Dân luận, RFA… tôi có đọc một được một vài nhận xét đại loại như: “Bùi Chát là nhà thơ, trong cách sống: lúc nào cũng lơ mơ và phất phơ; trong thái độ: vừa ngây thơ nhưng lại vừa quyết liệt; trong cách làm việc (thật ra, cho đến nay, việc duy nhất anh làm, ngoài việc làm thơ, là làm nhà xuất bản Giấy Vụn): theo đuổi cái đẹp; trong niềm tin: dường như, với anh, cái đẹp và cái thiện là một; thậm chí, cuộc sống và cái đẹp là một; và trong cách viết: anh hiếm viết cái gì khác ngoài thơ”… Hay như: Thơ của Bùi Chát sử dụng loại ngôn ngữ và chất liệu rất đời thường, đầy bụi bặm, ngoài vỉa hè, hay nói theo cách nói của anh, những thứ bị người đời cho là chất dơ hay rác rưởi, thường bị vất ngoài nghĩa địa... nặng về thế sự, lúc anh quên những nỗ lực cách tân về hình thức, chỉ nhằm bộc lộ những ý nghĩ và cảm xúc về những vấn đề khiến anh trằn trọc và day dứt; trong đó, có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính trị”…
Xin thưa với Chát rằng, cứ đắm chìm trong sự tán thưởng bằng những mỹ từ có cánh ấy thì Chát chỉ là một con rối cho kẻ khác giật dây mà thôi. Xưa kia, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Vũ Trọng Phụng… làm nghệ thuật văn chương đả kích xã hội với những vần thơ “ngông”, “thơ ngạo đời”, thậm chí chửi cả cha, mẹ “thói đời ăn ở bạc”… thế nhưng họ vẫn được độc giả yêu mến, tưởng nhớ cho đến tận hôm nay và cả mai sau. Chỉ đơn giản họ là những người nghệ sĩ chân chính, họ làm nghệ thuật bằng cả tâm hồn và lương tâm của người cầm bút. Còn Chát, những vần thơ sặc mùi chống phá, ám chỉ, miệt thị như vậy sẽ mãi chỉ là tiếng nói lạc điệu trong làng nghệ thuật mà thôi. Rồi người đời, sẽ chẳng ai còn đoái hoài đến cái tên Bùi Chát với những bài “thơ rác”, “thơ dơ” nữa cả. Vậy nên hãy biết dừng lại khi còn chưa quá muộn.
Xin trích dẫn một số bài “thơ dơ” của Chát để mọi người cùng suy ngẫm
Hoa sữa


Đến từ đâu
Nồng, tanh. Hoa sữa
Nào phải ai cũng đều được biết

Trông thấy dáng cây từ xa, tôi thiệt sự muốn chết
Hoa sữa gợi nỗi đau chuyện bị chèn ép
Chúng cướp dưỡng khí, dường cô lập tôi giữa rừng người

Trong những bài thơ và những bài hát
Ngợi ca hoa sữa. Khiến thời gian nực cười
Vẻ lãng mạn tồi tàn
Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị

Đã quen với việc hiện diện của chúng
Người ta có thể dễ chấp nhận. Trên mảnh đất này
Một kiểu chánh trị đậm mùi. Hoa sữa.
                                                     
Màu đỏ


Như loài cỏ
Ngỡ là chuyện nhỏ
Nên không ai dọn bỏ
Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm

thế nào!? Đành bỏ ngỏ...!!!


- Bùi Chít -

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved