21/8/13

“Đường Lưỡi Bò” của Trung Quốc – Một luận điệu phi lí, trắng trợn.

Sự Thật - Thời gian gần đây tình hình biển đông ngày càng nóng lên sau những hành động  vô cùng trắng trợn của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền biển đảo nước ta dựa vào cái mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” 1 ranh giới trên biển do Trung Quốc đưa  ra một cách phi lí và vô căn cứ.Thực chất đường 9 đoạn được hình thành dựa trên đường 11 đoạn của chính phủ THDQ công bố lần đầu vào tháng 2 năm 1948 một cách đơn phương trong bản đồ khu vưc hành chính THDQ sau này nước CHDCNDTH sau khi thành lập đến 1953 bỏ 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ trở thành đường 9 đoạn .Đường 9 đoạn bao gồm trọn 4 nhóm  quần đảo bãi ngầm lớn  trên biển Đông có quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa ,quần đảo Đông Sa,bãi Maclefill,khoảng 80% mặt nước Biển Đông và chỉ còn lại 20% cho tất cả các nước Philipin,Malaysia,Brunay,Indonesia,và Việt Nam.
Chỉ phân tích về phương diện lịch sử,và những căn cứ thực tế về diện tích của đường lưới bò của Trung Quốc cũng có thể dễ nhận thấy đây là điều rất phi lí và vô căn cứ không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đường lưỡi bò - Bản đồ của những con bò

Đường lưỡi bò - Bản đồ của những con bò
Trước hết ta có thể thấy đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm trọn 2 quần đảo Hoàng Sa,và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.Đây là hai quần đảo từ rất lâu trước khi có đường lưới bò thì nhà nước phong kiến Viêt Nam đã có sự quản lí hành chính với 2 quần đảo này .Đã có những người dân Việt Nam đã sinh sống ở đây từ rất sớm, có rất nhiều bằng chứng, hiện vật chứng minh điều này.Đây là những chứng cứ đanh thép khẳng định chủ quyền nước ta với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Với gần 150 tấm bản đồ, tư liệu, hiện vật, trong đó có tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam do Việt Nam, Trung Quốc và các nước phương tây  công  bố từ thế kỉ XVI đến nay.Thậm chí trong đó có những tài liệu do chính Trung Quốc phát hành như 4 cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) gồm Trung Quốc địa đồ, Trung Hoa dư chính địa đồ, Trung Quốc toàn đồ và Trung Hoa bưu chính dư đồ được xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919, 1933.Trong những tấm bản đồ này đều nói  rõ điểm cực nam của Trung Quốc không vượt quá  đảo Hải Nam chứ chưa nói gì tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.
Không những Đường lưỡi bò xâm phạm vùng biển đảo ngoài xa của chúng ta ma nó còn xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh hải của chúng ta.Theo công ước Luật biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung quốc đều tham gia thì dựa vào đường bờ biển và các đảo của một quốc gia có thể xác định được vùng nội thủy ,lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của 1 quốc gia có biển.Vùng lãnh hải là vùng lãnh thổ trên biển có ỳ nghĩa như đất liền của một quốc gia có biển.Nó được xác định từ đường cơ sở ra 12 hải lí tiếp theo, tiếp đó là vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.Vậy khi nhìn vào đường lưỡi bò và đường bờ biển của Trung Quốc sẽ thấy ngay nó hoàn toàn vi phạm luật biển quốc tế. Một Đường lưỡi bò cách bờ biển Trung Quốc cả vài trăm hải lí mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách trắng trợn chẳng phù hợp với bất kì một công ước hay luật nào của quốc tế cả.
Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò là đường biên giới trên biển của nước này và khẳng định chủ quyền với những gì nằm trong nó một cách trắng trợn bất chấp sự phản đối của các nước liên quan và dư luận quốc tế.Trung quốc thừa hiểu rõ tính chất của đường biên giới là phải rõ ràng , dứt khoát và cái gọi là đường lưỡi bò hay đường 9 đoạn này lại chẳng có yếu tố nào như vậy cả nhưng vì lợi nhuận của biển đông đem lại mà Trung quốc đã bất chấp tất cả để bảo vệ cái phi lí của mình.Đường lưỡi bò không rõ tọa độ cũng như không có điểm đầu và điểm cuối thì lấy gì ra để nói nó rõ ràng.Đường lưỡi bò cũng không hề ổn định dù là tên gọi hay vị trí của nó lúc thì 9 đoạn lúc thì 11 đoạn và rất nhiều tên gọi khác nhau mà mỗi lúc một khác.Ngay cả người trung quốc cũng bất đồng quan điểm với chủ quyền của đường lưỡi bò cũng như chưa hề xác định được một cách chính xác đó là cái gì, là ranh rới chủ quyền đối với các đảo hay cả phần nước, bãi ngầm và tất cả những gì trong đó.Và trung quốc cũng không thể xác định được nếu có chủ quyền thì với tư cách đường biên giới trên biển hay vung nước lịch sử vì đơn giản Trung quốc hoàn toàn không có căn cứ với những gì mình đưa ra.
Và tất nhiên là một đường lưỡi bò phi lí như vậy đã không được sự chấp nhận của bất cứ nước nào cũng như cộng đồng quốc tế.Ngày 7 tháng 5 năm 2009 chỉ sau một ngày khi Trung Quốc  trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc,các nước Việt Nam,Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối,bác bỏ những điều không có căn cứ này .Như vậy không chỉ có Việt Nam đấu và bác bỏ những việc làm phi lý này của Trung Quốc mà ca cộng đồng quốc tế cũng lên tiếng phản đối.Ngay cả chính bản thân Trung Quốc cũng  không thống nhất với chính họ về việc này. Trong cuộc hội thảo mang tên Tranh chấp Biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế do Viện Nghiên Cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com/blog chủ trì tổ chức chiều ngày 14 tháng 6 năm 2012 tại Viện Nghiên cứu Thiên Tắc,học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa,nhà nghiên cứu lâu năm về đề vạch ranh giới biển quốc tế,thừa nhận rằng:”Đường 9 đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ,vĩ độ cụ thể,cũng chẳng có căn cứ pháp lý”.

Đảng  và  Nhà Nước ta luôn khẳng định chủ quyền đối tuyệt đối với 2 quần đảo Hoàng Sa  và Trường Sa,phản đối những hành động phi lý của Trung Quốc.Đảng ta quan điểm giải quyết các mâu thuẫn bằng những biện pháp ngoại giao mềm dẻo thông qua các hoạt động đàm phán các cuộc họp quốc tế

Theo Tiếng Nói Của Dân

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved