2/8/13

Đừng nản vì rớt đại học

Hồng Đăng

Năm nào cũng vậy đối với những học sinh cuối cấp thì việc thi đại học luôn là một sự kiện quan trọng nhất của những năm tháng học sinh. Bậc làm cha làm mẹ nào cũng muốn con mình khi lớn lên sẽ đỗ đạt vào một trường Đại học danh tiếng để mong con mình học hành giỏi giang, bằng bạn bằng bè, để “nở mày nở mặt” với xóm làng, người thân. Nhưng có phải quan niệm “Chỉ có tấm bằng đại học mới giúp con người vững bước trong tương lai” là hoàn toàn đúng ?
Thực tế không phải vậy. Học đại học không phải là con đường duy nhất để có một tương lai tốt đẹp.  Hàng năm có hàng triệu thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ nhưng một điều chắc chắn rằng chỉ có khoảng 25% trong số đó sẽ là tân sinh viên. Còn 75% còn lại thì sao? Phải chăng người đời sẽ nhìn 75% đó bằng ánh mắt khinh thị vì “trượt đại học”. Xin thưa rằng : Không phải vậy, Đại học cũng chỉ là một trong hàng trăm con đường đưa ta đến thành công.  Bên cạnh các trường đại học còn vô vàn các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề chất lượng khác,… hay những hệ đạo tạo khác được mở ra ở hầu hết các trường đại học như : hệ ĐH từ xa, tại chức, chuyên tu,… mà hàng năm cung cấp một lượng người lao động rất lớn cho đất nước. Thực tế cho thấy hàng năm chỉ khoảng gần 10% số học sinh các tpht các thành phố lớn vào được ĐH. Ngoài ra một số gia đình có điều kiện còn cho con đi du học nước ngoài mong lấy được tấm bằng quốc tế giá trị hơn. Rất nhiều gia đình đã chọn lựa con đường đi du học cho con em mình khi mà họ không giành được “tấm vé” vào đại học. “Liệu du học có phải là lối thoát cho thí sinh trượt đại học không?”. Đi du học đối với một số người được coi như một chiếc phao cứu sinh cho những sĩ tử đã xác định không có khả năng đỗ hoặc thi trượt đại học. Với những gia đình có điều kiện tài chính cao và mong muốn đầu tư cho con cái có một tương lai nghề nghiệp và môi trường thể hiện bản thân thì khái niệm du học đã quá quen thuộc. Nhiều gia đình định hướng cho con họ đi du học từ khi còn học cấp 2, cấp 3. Việc đi du học đòi hỏi một sự đầu tư, cố gắng vượt bậc so với việc học tập trong nước. Các bạn phải làm quen với một nền văn hóa mới, ngôn ngữ mới, xa gia đình và làm quen với những phương pháp học tập mới. Năng lực về ngoại ngữ và chuyên môn được nâng cao , xóa đi các rào cản trong môi trường làm việc quốc tế. Có thể nói đi du học là một cơ hội chứ không phải là một lối thoát cho các sĩ tử trượt đại học. Nếu có ý chí , quyết tâm cộng thêm sự lựa đúng đắn và chính xác chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra con đường thành công cho mình mà không nhất thiết là phải học đại học.
Thực tế đã chứng minh, rất nhiều người không có tấm bằng đại học mà vẫn trở thành những gương mặt cực kỳ giàu có và thành công :
Có lẽ không ai không biết đến Bill Gates (sinh ngày 28 tháng 10, 1955)  là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoànMicrosoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra.

Đừng nản vì rớt đại học
Bill Gates
Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới và là người giàu nhất thế giới từ 1995 tới 2009, ngoại trừ năm 2008, khi ông chỉ xếp thứ ba. Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới với tài sản 72,7 tỉ đô la MỹNăm 1975, Bill Gates đã tự nguyện bỏ học khi đang học năm thứ 3.



Hay Matt Mullenweg, nhà sáng lập WordPress 

Đừng nản vì rớt đại học

Matt Mullenweg

Mullenweg bỏ ngang Đại học Houston vào năm 2004 để theo đuổi niềm đam mê công nghệ. Năm đó, ở tuổi 20, anh đã phát triển World Press ở giai đoạn đầu và nhận được nhiều lời mời tới làm việc tại các công ty công nghệ. Mullenweg thôi học để tới làm việc cho CNET ở San Francisco vì công ty này hứa sẽ cho phép anh tiếp tục phát triển dự án riêng. Sau đó, Mullenweg lại rời CNET và thành lập Automattic, công ty đứng sau WordPress. Hiện với chỉ 140 nhân viên, WorldPress đạt 140 triệu lượt truy cập mỗi năm. Tất cả các trang của Automattic đạt gần nửa tỷ người truy cập mỗi năm.
Chẳng cần nói đâu xa, ngay như ở Việt Nam ta cũng không ít những người thành công rực rỡ mà không có tấm bằng đại học như :
Ông Nguyễn Cẩm Lũy ( dân gian thường gọi là “thần đèn”). Ông tên thật là Nguyễn Cẩm Lũ, năm nay 55 tuổi (ông sinh năm Mậu Tý) trong một gia đình nông dân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông chỉ học hết lớp 4 rồi nghỉ. Nhưng năm 21 tuổi, ông đã là một thợ xây dựng lành nghề có nhiều suy nghĩ và ý tưởng táo bạo. Cổng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm là công trình thứ 201 mà ông Nguyễn Cẩm Lũy di dời thành công. 
Đừng nản vì rớt đại học

Ông Nguyễn Cẩm Lũy
Có thể kể đến các công trình di dời rất ấn tượng mà ông thực hiện trong thời gian gần đây như: lùi 30m, nâng cao 70 cm miếu bà Chúa Xứ ở Tân Châu (An Giang) nặng 200 tấn; chống thẳng Bửu Tháp ở An Giang cao 10m. Người dân ở quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng không thể quên trường hợp ông Nguyễn Cẩm Luỹ di dời thành công một ngôi nhà trong điều kiện phải qua một cái ao trong khuôn viên nhà thờ Tân Hòa. Ông Luỹ từng nhận làm những công trình lớn, có giá trị lịch sử như: nâng đình Nại Am (P. Hòa Cường, quận Hải Châu, Đà Nẵng) lên cao 1m để tránh ngập nước; dời hai cây đa cổ thụ đặt trước sân; chống nghiêng ngôi nhà 500m2 cao 5 tầng ở Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) bị nghiêng lún. Ngày 24/4/2007 ông đã di dời thành công khối nhà hàng nặng 1.500 tấn tại Khu du lịch Việt - Pháp (thuộc xã Tân Thành, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).
Hay nhà văn Tô Hoài (sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920)

Đừng nản vì rớt đại học

Nhà văn Tô Hoài


Ông chỉ học hết chừng lớp 4 . Nhưng  sự hiểu hiểu biết và kiến thức rất đồ sộ. Tô Hoài còn có thể được xem như một nhà Hà Nội học. Nhiều Giáo sư, Tiến sĩ còn không xứng là học trò ông. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếngNhà nghèoO chuộtDế mèn phiêu lưu kýNúi Cứu quốcTruyện Tây BắcMười nămXuống làngVỡ tỉnhTào lườngHọ Giàng ở Phìn SaMiền TâyVợ chồng A PhủTuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Trong thời đại hội nhập với quốc tế thì các công ty, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài , công ty liên doanh, công ty tư nhân không chỉ dựa vào tấm bằng đại học không thôi mà còn phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nữa như kinh ngoại ngữ, tin học, kinh nghiệm làm việc,… Không phải ai tốt nghiệp đại học ra cũng làm chính ngành nghề mà mình đã được học những năm ở trường . Thực tế là nhiều sinh viên ra trường vẫn chưa tìm được việc làm do thiếu năng lực, và chưa tìm được công việc phù hợp.  Không phải chỉ vào được đại học thì con đường tương lai mới tươi sáng mà chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của bản thân mỗi người, thái độ ý thức với cuộc sống của mình. Đại học chỉ là một trong rất nhiều con đường mà đích đến là thành công chứ không phải là duy nhất. Nếu bạn có ước mơ, khao khát và sẵn sàng nỗ lực thể hiện mình thì một tương lai tốt đẹp luôn chờ đón bạn mà không cần phải học đại học. Thế nên “Đừng có nản vì rớt Đại học!”.

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved