7/9/13

Trò chuyện với nghệ nhân thêu tranh

[ Bùi Chít]

Trò chuyện với nghệ nhân thêu tranh

- Nhà báo: Giữa trăm nghề, sao nghệ nhân lại chọn nghề thêu tranh?
- Nghệ nhân: Mỗi nghề đều có cái hay riêng của nó. Việc theo nghề nào còn thì còn phải tùy vào “cái duyên” của của mình với nó cơ. Nghề chọn người mà. Với tôi thì việc thêu tranh nó là niềm đam mê, niềm vui, nỗi buồn gắn bó với cuộc đời từ bé rồi, không dứt ra được.

- Nhà báo: Vâng. Thế ngoài niềm đam mê ra thì người làm nghề thêu tranh còn phải có những tố chất cần thiết nào nữa, thưa nghệ nhân?
- Nghệ nhân: Nhiều chứ. Chẳng hạn như là sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng mũi chỉ, đường kim này; có năng khiếu hội họa này, trí tưởng tượng phong phú và cả sự quan sát tinh tế nữa… Khi hội tụ đầy đủ những yếu tố đó tự khắc người ta sẽ bén duyên với nghề ngay.

- Nhà báo: Thế trong nghệ thuật thêu tranh có đòi hỏi phải tuân theo một quy chuẩn nhất định nào không?
- Nghệ nhân: Có. Nhưng không nhất thiết phải luôn luôn là như thế. Thêu tranh cũng như làm thơ, viết văn vậy. Tùy thuộc vào sức sáng tạo và cảm hứng riêng của mỗi người, làm thế nào để mọi người thấy được thành quả lao động, thấy được ý tưởng của tác giả và cảm nhận được gì qua những sản phẩm như vậy. 

- Nhà báo: Ý nghệ nhân là khả năng “thêu dệt”?
- Nghệ nhân: Đúng rồi. Người thêu tranh thì dùng đường kim, mũi chỉ để thêu dệt lên những bức tranh theo ý muốn. Còn nhà văn, nhà báo thì dùng từ ngữ để thêu dệt nên những câu chuyện mà thông qua đó, người đọc hình dung được “bức tranh” tác giả muốn gửi gắm. Tất nhiên là tranh xấu hay tốt thì còn phải phụ thuộc vào mục đích, ý đồ của người sáng tạo ra nó nữa.

- Nhà báo: Nghệ nhân nghĩ thế nào về khả năng “thêu dệt” của những người viết văn hiện nay.
- Nghệ nhân: Ối trời, có quá nhiều chuyện đáng bàn, đáng suy nghĩ đấy nhà báo ạ.

- Nhà báo: Chẳng hạn?
- Tôi đang muốn đề cập đến một lực lượng, mà không, đúng hơn là một nhóm người bao gồm cả Blogger, nhà văn, nhà thơ, nhà báo… chuyên viết bài đăng tải trên các trang mạng thời gian vừa qua như: Dân làm báo, quan làm báo, Việt Tân, X-Café, Đàn Chim Việt... Ở những con người này có một khả năng vô cùng đặc biệt, đáng nể. Đó là khả năng “thêu dệt”, dựng chuyện, bịa chuyện như thật. Những gì chúng viết, vẽ ra bốc mùi nồng nặc của sự dối trá, quy chụp. Từ những chuyện rất nhỏ nhặt trong đời thường, nhưng qua lăng kính nhìn nhận, đánh giá của chúng dễ khiến cho người ta hiểu nhầm, hiểu sai lệch bản chất vấn đề thậm chí kích là động chống phá, chia rẽ nội bộ. Điển hình như trong sự việc ngọn núi Lang Bi Ang ở Lâm Đồng sạt lở vừa qua. Tôi nghĩ đó là hiện tượng hết sức bình thường của tạo hóa, tự nhiên. Mưa gió nhiều thì sạt lở thôi. Ấy thế mà đám NGHỆ NHÂN của DÂN LÀM BÁO đã THÊU DỆT nên một bức tranh hãi hùng, đáng sợ về “ĐIỀM SUY TÀN CỦA CHẾ ĐỘ”. Chúng cho rằng chế độ sụp đổ vì “mất văn hóa, vì tàn ác và do thiên định”. “Cộng Sản chiếm Miền Nam sau khi HCM chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ Nguyên Giáp. Hiện Võ Nguyên Giáp đã sống được 102 tuổi, mọi người đang chờ ngày ông ta “đi theo” Hồ Chí Minh”… Thật có nằm mơ tôi cũng không thể nghĩ được chúng lại thêu dệt, dựng lên được những chuyện hết sức hoang đường như vậy. Nó nàm ngoài sức tưởng tượng của tôi.

- Nhà báo: Ồ, chứng tỏ nghệ nhân rất quan tâm đến những chuyện chính trị, thế sự.
- Nghệ nhân: Là công dân Việt Nam, ai chẳng mang trong trái tim lòng vị tha, yêu nước chân chính. Quan tâm đến sự đổi thay, lớn lên từng ngày của đất nước cũng là việc hết sức bình thường và nên làm. Chỉ có những kẻ vô công rồi nghề, vong ân bội nghĩa mới bám gót tư bản, đi ngược lại với lợi ích chính đáng của nhân dân mà thôi. Đấy, chúng chỉ việc ngồi một chỗ và viết bài xuyên tạc đủ thứ từ việc tù nhân bị đánh đập thậm tệ, sinh viên yêu nước bị bắt, xử lý đến những chuyện giáo dân vi phạm pháp luật, bị chính quyền xử lý… mà chúng còn vẽ ra được thì thử hỏi còn chuyện gì mà chúng không làm chứ.

- Nhà báo: Nghệ nhân có bi quan về những chuyện thường xuyên xảy ra như vậy không?
- Nghệ nhân: Việc gì phải bận tâm chứ. Cái tôi quan tâm là tranh của mình làm ra có đẹp không, có ai muốn mua và tôi có bán được nhiều không. Chứ chuyện mấy thằng vớ vẩn nào đó thêu dệt, bịa chuyện nhằm tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta thì tôi không quan tâm lắm. Mà cũng chẳng có ai thèm để ý đến chúng nó là gì, vì chúng có gì tốt đẹp đâu chứ. Mặc xác chúng nó đi

- Nhà báo; Nghệ nhân nói đúng. Kệ xác chúng nó đi.

BÌNH LUẬN FACEBOOK


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 The Best Template Blogger All Right Reserved